Là một nhân viên, chắc hẳn bạn có nhiều điều để than phiền tại công sở. Có rất nhiều thứ khiến bạn không hài lòng: sếp bạn là người khó tính và có vẻ không công bằng, lương thưởng không như kỳ vọng, các cuộc họp kéo dài, môi trường làm việc đầy căng thẳng và rất nhiều vấn đề khác. Và bạn, như bao nhiều người khác, việc than vãn, bày tỏ cảm xúc trong lòng sẽ giúp bạn giải tỏa phần nào áp lực, thậm chí là có thể nâng cao năng suất làm việc.
Dù vậy, bạn hãy cẩn thận. Nu bạn bộc lộ vấn đề của mình quá vô tư tại công sở, bạn có thể gặp rủi ro. Chẳng hạn, bạn than phiền về cấp trên và kể điều này với các đồng nghiệp. Thật không ổn chút nào khi một trong số đó lại tiếp tục đi nói lại với ai đó khác trong công ty và cuối cùng chuyện đó lại đến được tai sếp của bạn. Bên cạnh đó nguồn năng lượng tiêu cực thực sự có thể lây lan, khiến môi trường làm việc xung quanh bạn bị ảnh hưởng tiêu cực theo.
Vậy bạn nên làm gì? Dưới đây là những điều bạn nên làm để giải tỏa áp lực công việc của mình đồng thời vẫn đảm bảo được môi trường làm việc thân thiện tích cực?
Tránh đổ lỗi
Bạn không nhất thiết phải luôn tỏ ra rằng mọi thứ đều ổn. Tuy vậy, nếu bạn quá bức xúc và muốn nói ra những phiền toái của mình cho nhẹ lòng, bạn hãy làm điều đó một cách tỉnh táo. Khi nóng giận, bạn không nên trút giận lên cấp trên hay cấp dưới của mình dù là trực tiếp hay gián tiếp. Làm như vậy sẽ chỉ châm ngòi thêm căng thảng giữa các đồng nghiệp với nhau. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn một người đồng nghiệp đáng tin để nói chuyện và người này tốt nhất không nên liên quan đến vấn đề mà bạn đang đối mặt. Bạn có thể mời đồng nghiệp một cốc bia, một ly trà sữa sau giờ làm việc để dễ nói chuyện hơn và ngoài giờ cũng khiến bạn cảm thấy thư giãn hơn.
Một điều nữa nên nhớ là cho dù tâm trạng bạn đang “khó ở”, nhưng khi đưa ra bất cứ lời than phiền nào về cấp trên hay đồng nghiệp, hãy giữ vững sự khách quan. Chẳng hạn, thay vì cho rằng “sếp của tôi quá thiếu lịch sự”, bạn hãy nói “Anh ta luôn cắt ngang khi tôi đang trình bày vấn đề và sau đó là áp đặt. Điều này khiến tôi cảm thấy mình không được tôn trọng”. Như vậy cách này thể hiện sự trưởng thành của bạn cũng như cho người nghe thấy được bạn không có ý đổ lỗi.
Bên cạnh đó, bạn hãy cân nhắc một hành động hay kế hoạch tiếp theo như trao đổi vấn đề trực tiếp với người làm mình khó chịu. Hcoặc đơn giản chỉ là ngưng công việc một lúc, đi dạo để bình tĩnh nguôi ngoai lại.
Đừng để lại bằng chứng
Thật không dễ dàng để bạn xóa bỏ tất cả những ưu phiền hay bất mãn trong công việc. Nhiều người thường xả cơn giận dữ của mình vào các nhóm chat riêng, gọi điện cho bạn bè hoặc nói chuyệ trực tiếp với các người đồng nghiệp xung quanh mà không cần quan tâm đến hậu quả.
Nhưng bạn hãy cẩn thận và tránh lưu lại bằng chứng về việc chỉ trích than phiền của mình vì nó luôn tồn tại rủi ro. Việc gọi điện cũng có thể bị ai đó ghi âm lại dù hiếm.
Đừng lan tỏa năng lượng tiêu cực
Cho dù bạn đã tìm nhiều cách để trút bỏ bực dọc, bạn cần nhớ rằng tâm lý nặng nề vẫn chưa thể nào biến mất ngay lập tức. Năng lượng tiêu cực có thể lan tỏa từ người này sang người khác. Khi bạn kể vấn đề của mình cho một đồng nghiệp, đó cũng là lúc bạn mang áp lực đó sang cho người đó. Việc giải tỏa cảm xúc nơi công sở có thể gây ra những hậu quả lớn hơn bạn nghĩ. Những nghiên cứu gần đây cho thấy những người tiếp xúc với những đồng nghiệp tiêu cực cũng cảm thấy tiêu cực theo. Họ cũng có thể đối xử không đúng mực với những nhân viên khác trong thời gian đó. Ngoài ra họ cũng có thể xao nhãng, thiếu tập trung.