Dù đã “rải” đơn rất nhiều nơi nhưng nhà tuyển dụng vẫn không phản hồi lại bạn? Lúc này, bạn cần suy xét và đánh giá khách quan liệu rằng mình các email ứng tuyển của mình có tốt hay “lỡ” mắc phải những sai lầm không đáng có? Có thể email xin việc của bạn mắc phải những lỗi cơ bản mà bạn không để ý đến nhưng chính chúng lại là “thủ phạm” khiến nhà tuyển dụng quyết định “bơ” lịch phỏng vấn với bạn. Tập hợp 9 lỗi email tai hại khiến bạn chẳng bao giờ được hẹn phỏng vấn sau đây bạn nên tham khảo.
9 lỗi email tai hại khiến bạn chẳng bao giờ được hẹn phỏng vấn
“Vượt qua” bước duyệt hồ sơ, phỏng vấn là giai đoạn quan trọng quyết định việc bạn có được nhận hay không. Nên chăng dù bạn có nhiều kinh nghiệm đi nữa thì nếu thao tác gửi email xin việc có sai sót, nguy cơ bạn bị “bỏ qua” cũng rất cao.
-
Bạn chỉ dùng một mẫu email xin việc chung
Việc dùng mẫu email xin việc chung là điều mà rất nhiều ứng viên đang làm, bởi nó giúp họ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, với mỗi công ty lại mang tính chất khác nhau. Cho dù ứng tuyển cùng 1 vị trí nhưng mỗi công ty sẽ có văn hóa, giá trị, tầm nhìn khác nhau. Điều bạn cần làm là nên tìm hiểu trước những thông tin này để viết email sao cho phù hợp.
Hãy thể hiện rằng, bạn rất tôn trọng nhà tuyển dụng và hoàn toàn nghiêm túc với công việc ứng tuyển. Vì vậy, gửi đến họ một email chuyên nghiệp chắc chắn bạn sẽ nhận được sự quan tâm ngược lại.
2. Bạn không phản hồi email của nhà tuyển dụng ngay
Nhà tuyển dụng thường có cảm tình với các ứng viên phản hồi thư họ một cách nhanh chóng. Việc này sẽ thể hiện rằng bạn thực sự quan tâm và mong muốn có được công việc này.
3. Để trống mail
Sẽ chẳng nhà tuyển dung nào cho rằng bạn nghiêm túc và chuyên nghiệp nếu chỉ gửi đến họ những tệp đính kèm nhưng không nói gì. Vì vậy, để trống email là điều rất không nên, thay vào đó hãy:
Điền nội dung xin việc một cách cụ thể: Điều này sẽ giúp người nhận có thể nhanh chóng đọc ngay và biết được những thông tin ban đầu của bạn mà không cần phải tải CV xin việc hay những tệp tin đính kèm.
4. Thiếu tiêu đề email
Hãy ghi rõ ràng tiêu đề email để thông báo với nhà tuyển dụng về mục đích gửi email của bạn ngay khi họ vừa mở hòm thư. Bạn có thể ghi ngắn gọn nhưng đầy đủ như: “Đơn ứng tuyển vị trí Nhân viên Marketing”. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng xác nhận được rằng bạn là ứng viên chứ không phải là những email “rác” nào đó.
5. Bạn không xác định gửi email cho ai
Hãy đảm bảo rằng bạn ghi đúng tên của người nhận hoặc bộ phận của công ty. Đừng dùng một cách chung chung như “Kính gửi anh/ chị” vì điều này có thể khiến email của bạn giống như một email dùng để gửi đi cho hàng loạt công ty khác.
Thay vào đó, hãy đọc kỹ lại thông tin tuyển dụng và ghi rõ tên hay bộ phận nhận email như:
- Kính gửi Anh/ chị ABC – Bộ phận Nhân sự
- Kính gửi Phòng Nhân sự – Công ty ABC.
6. Một email lủng củng và lỗi sai “tè le’
Hãy đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng khi bạn nhận được thư với câu cú lủng củng, ngữ pháp lộn xộn hay thậm chí là sai chính tả… Hãy dành thời gian viết email một cách chỉnh chu, đọc lại nhiều lần để chắc chắn rằng không còn lỗi trong Cv của mình. Như vậy bạn sẽ có thêm cơ hội nhận được lịch hẹn phỏng vấn nhờ sự chỉnh chu và tác phong chuyên nghiệp của mình đấy.
7. Ghi sai tên công ty
Đây là lỗi mà rất nhiều ứng viên mắc phải. Và nếu thật sự điều này xảy ra, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn thiếu tôn trọng họ hay bạn không phải là mẫu người cẩn thận, có trách nhiệm.
8. Bạn dùng ký hiệu cảm xúc
Các ký hiệu cảm xúc chỉ thích hợp khi trao đổi với bạn bè hay các mối quan hệ thân mật. Tuy nhiên, nếu là CV xin việc, bạn cần thể hiện sự chín chắn và chuyên nghiệp của mình.
9. Bạn dùng tên email “gà bông”
cobenhongnheo12@gmail.com , anhchanglangtu1993@gmail.com hay những email đại loại như vậy sẽ không thích hợp trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Đây là lỗi mà rất ít ứng viên để ý đến trong 9 lỗi email tai hại. Vì vậy, hãy sử dụng những địa chỉ email “trưởng thành” hơn để gửi hồ sơ xin việc đến nhà tuyển dụng nhé.
Hàng ngày, các email ứng tuyển gửi đến nhà tuyển dụng không chỉ riêng mình bạn. Vì vậy, trước khi có cơ hội thể hiện trực tiếp và thuyết phục ở buổi phỏng vấn, bạn hãy tránh 9 lỗi email tai hại trên và gửi đến họ những CV, email thật chuyên nghiệp để nâng cao cơ hội của chính mình nhé!