Phỏng vấn là một nghệ thuật. Nếu biết cách đặt ra câu hỏi chuyên nghiệp, bạn sẽ dễ dàng nhận diện được đâu là ứng viên thực sự tài năng. 1001 việc làm gửi đến bạn 5 câu hỏi phỏng vấn ứng viên “đắt giá” sau đây, giúp bạn thành công trong việc chọn lọc và “chiêu dụ” được nhân tài về với mình.
1001 việc làm gợi ý 5 câu hỏi phỏng vấn ứng viên dành cho nhà tuyển dụng chuyên nghiệp
Với vai trò là nhà tuyển dụng, bạn cũng cần biết cách đặt câu hỏi với ứng viên để qua đó có thể đánh giá được tính cách, hành vi, năng lực của họ như thế nào. Ngoài những câu hỏi thông thường yêu cầu người tìm việc giới thiệu bản thân, học vấn, bằng cấp, kinh nghiệm… thì bạn có thể đi sâu hơn vào những câu hỏi chi tiết để có cơ sở đánh giá đúng hơn năng lực của người tìm việc.
Sau đây 1001 việc làm gửi bạn 5 câu hỏi phỏng vấn ứng viên dành cho nhà tuyển dụng chuyên nghiệp:
-
Công việc trước đây của bạn như thế nào? – Câu hỏi kinh nghiệm
Trước khi nộp hồ sơ, chắc chắn người tìm việc đã “nghiên cứu” phần “Mô tả công việc” ở bản tin tuyển dụng của bạn. Mặc dù những kinh nghiệm làm việc của ứng viên đã được thể hiện khá chi tiết trong CV xin việc nhưng nếu bạn để họ miêu tả trực tiếp, bạn sẽ có cái nhìn khái quát và cụ thể hơn. Phần nào sẽ giúp bạn nhận định được ứng viên này có phù hợp với những công việc mà bạn đang cần tuyển hay không.
-
Kết quả mà bạn đã đạt được là gì? – Câu hỏi năng lực
Câu hỏi này giúp bạn có cơ sở để đánh giá đúng hơn về năng lực của ứng viên. Những gì họ đã đạt được trước đây cụ thể ra sao. Dĩ nhiên, với cương vị là người tuyển dụng bạn luôn muốn nhận được những ứng viên thực sự có năng lực thực tế.
-
Tại sao bạn lại nghỉ ở công ty cũ?
Phần lớn nhà tuyển dụng rất “tò mò” vềvấn đề này
Với những ứng viên đã có kinh nghiệm thì đây chính là câu hỏi mang tính “thăm dò”. Chắc hẳn nhà tuyển dụng nào cũng tò mò muốn biết tại sao ứng viên của mình lại nghỉ việc ở công ty cũ. Qua câu trả lời của ứng viên bạn có thể đánh giá được một phần tính cách, hành vi, thái độ hay thậm chí là năng lực làm việc của họ.
-
5 năm nữa bạn hình dung mình như thế nào? – Câu hỏi thăm dò
Điều này sẽ giúp bạn biết được định hướng trong tương lai, ý chí cầu tiến của ứng viên đó như thế nào.
Một ứng viên tiềm năng sẽ luôn có những hoạch định rõ ràng
Nếu giả sử đang tuyển vị trí “Nhân viên bán hàng” và ứng viên trả lời “Tôi sẽ trở thành trưởng nhóm bán hàng” thì bạn có thể gợi mở câu hỏi tiếp theo: “Bạn sẽ làm gì để trở thành trưởng nhóm?”. Qua đó, ứng viên cần phải nêu ra những hoạch định của bản thân một cách thực tế, chứng tỏ là người có cầu tiến, làm việc kế hoạch rõ ràng. Tuy nhiên, nếu họ im lặng hoặc trả lời chẳng đâu vào đâu thì tùy bạn có thể đánh giá.
-
Bạn có câu hỏi gì dành cho tôi không? – Tạo cơ hội cho ứng viên chủ động
Sau khi chia sẻ một số vấn đề về công việc, hãy dành cho ứng viên cơ hội được chủ động hỏi ngược lại bạn. Điều này sẽ cho bạn biết được:
- Ứng viên có phải là người tích cực và năng động không? Trong buổi phỏng vấn thực chất là buổi chia sẻ, và một ứng viên chuyên nghiệp sẽ luôn có những câu hỏi “chất vấn” lại bạn.
- Ứng viên có phải là người quan tâm đến công việc mới? Thường thì vị trí mới sẽ không giống hoàn toàn với những việc trước đó của người tìm việc. Nếu một người thực sự quan tâm đến quá trình làm việc của công ty và công việc ứng tuyển, họ sẽ đặt ra nhiều thắc mắc cho bạn.
- Để xem ứng viên có thực sự muốn làm việc ở công ty bạn hay không? Có thể bạn đã tìm ra được ứng viên “sáng giá” nhất nhưng việc họ có muốn tham gia công ty bạn không là điều rất quan trọng. Nếu một người thực sự yêu thích công việc và mong muốn đồng hành cùng bạn, họ sẽ có rất nhiều câu hỏi dành cho bạn.
Thông thường, những ứng viên biết cách đặt câu hỏi luôn được đánh giá cao
Không chỉ ứng viên xin việc làm, nhà tuyển dụng cũng phải có “chiêu” để vừa tìm ra được nhân tài và người đó thực sự yêu thích công việc của bạn. 5 Tuyệt chiêu phỏng vấn ứng viên 1001vieclam.com gửi đến trên đây thường sẽ xuất hiện trong list câu hỏi của các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp.