Tuyển dụng nhân tài đã khó nhưng làm sao để giữ chân họ gắn bó lâu dài cùng công ty mình là điều mà rất nhiều nhà tuyển dụng “đau đầu”. Nếu một ngày đẹp trời, những người giỏi lần lượt “dứt áo ra đi” thì đã đến lúc bạn cần tự hỏi: Tại sao nhân tài không gắn bó lâu dài cùng mình? 1001 việc làm đưa ra 6 lý do sau, nếu muốn trở thành những người lãnh đạo, nhà tuyển dụng nhân tài chuyên nghiệp, bạn nên tránh.
- 5 câu hỏi phỏng vấn ứng viên nhà tuyển dụng chuyên nghiệp nên biết
-
4 tuyệt chiêu đăng tin tuyển dụng hấp dẫn – “câu” được nhân tài ngay từ đoạn mở màn
Nội dung
6 lý do khiến nhân tài không gắn bó lâu dài cùng bạn
Nếu nhân viên giỏi lần lướt ra đi, người lãnh đạo cần đi tìm lý do
Là người lãnh đạo, bạn cần hiểu rằng, không nên xem nhân viên là người lao động và bạn là người sử dụng lao động. Mà họ là những người cùng bạn tương tác trong công việc, đảm nhận hầu hết các khâu, đem lại hiệu quả và cần được công nhận. Cả bạn và nhân viên của mình cần phối hợp trong một guồng máy chung, nếu có trục trặc ở bất kỳ khâu nào cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Hiển nhiên, nếu không có sự đóng góp của cấp dưới, người lãnh đạo sẽ chịu rất nhiều áp lực, trách nhiệm sẽ nặng nề hơn và khó đạt được những kết quả như mình mong muốn.
Theo sự tìm hiểu của website tuyển dụng 1001 việc làm, sau đây là 6 lý do mà nhà lãnh đạo thường mắc phải khiến các nhân viên phải từ bỏ công ty.
1. Công việc cũ kỹ và đi theo lối mòn
Công việc cứ lặp đi lặp lại sẽ khiến nhân viên cảm thấy nhàm chán
Ngoài chế độ lương bổng, phúc lợi thì cơ hội học hỏi và phát triển nghề nghiệp là những lý do hàng đầu khiến người lao động gắn bó lâu dài với công ty. Nếu thực sự là một nhân viên giỏi, có ý chí họ sẽ cảm thấy nhàm chán với công việc cứ lặp đi lặp lại ngày ngày qua ngày khác mà không có sự đổi mới nào. Nếu họ không nhận thấy những cơ hội thăng tiến hay được tiếp cận với những cái mới mẻ, họ sẽ đi tìm cơ hội mới ở một công ty khác.
2. Làm không đúng sở trường của mình
Một nhà lãnh đạo giỏi cần biết cách đặt đúng người vào đúng vị trí để họ có thể phát huy hết những khả năng của mình. Làm đúng công việc mình yêu thích, các nhân viên sẽ cảm thấy hứng thú hơn, từ đó hiệu quả công việc cũng nhờ vậy mà tăng lên.
Nhà lãnh đạo không tạo cho họ cơ hội thể hiện mình
3. Có quá ít cơ hội thể hiện bản thân
Theo cuộc khảo sát gần đây cho thấy có rất nhiều nhân viên cho rằng công ty chưa tạo cho họ những cơ hội để phát huy hết khả năng của mình. Chính điều này kìm hãm sự phát triển cả trong kinh nghiệm và cơ hội thăng tiến của họ.Nếu là những nhân viên coi trọng việc phát triển sự nghiệp, họ sẽ tìm đến những môi trường mới có thể giúp họ ‘tỏa sáng”.
4. Không được đánh giá đúng và công nhận
Họ cũng cần được ghi nhận những gì mình đã cố gắng
Nếu những gì họ thực sự nỗ lực và làm việc nhưng mức lương lại không tương xứng, những gì họ làm được không được công nhận… là những lý do thường khiến nhân viên “bất mãn” với công ty của mình. Khen thưởng, được công nhận… là những “bí quyết” giúp doanh nghiệp “lấy lòng” các nhân viên, cũng là yếu tố kích thích sự hăng say làm việc ở họ.
5. Công việc quá áp lực
Công việc quá tải, quá mệt mỏi, không có thời gian dành cho gia đình hay học tập… khiến không ít người mất cân bằng trong cuộc sống. Và đã có người sẵn sàng lựa chọn từ bỏ công việc để ưu tiên cho những việc khác mà họ cho là quan trọng hơn.
6. Không có sự hòa hợp giữa người lãnh đạo và nhân viên
Người lãnh đạo giỏi cũng cần có bí quyết
Yếu tố đem lại sự thành công cho cả doanh nghiệp đều cần có sự kết hợp giữa cấp trên và các cấp dưới. Tuy nhiên, nếu 2 người này không có tiếng nói chung sẽ rất khó làm việc hòa hợp với nhau.