Trong công việc, nếu bạn không ý thức được tầm quan trọng của việc tạo cho mình phong cách làm việc chuyên nghiệp thì dần dà bạn sẽ bị “tụt hậu” trong khả năng sáng tạo và phát triển bản thân.
Nội dung
- Kỹ năng là gì?
- 10 kỹ năng vô cùng cần thiết dù bạn đang làm việc ở lĩnh vực nào
- 1. Giải quyết vấn đề (Problem Solving)
- 2. Tư duy sáng tạo (Creative Thinking)
- 3. Làm việc nhóm (Teamwork)
- 4. Đưa ra quyết định (Decision-making)
- 5. Thấu hiểu bản thân (Self-awareness)
- 6. Kỹ năng tương tác với mọi người (Interpersonal Skill)
- 7. Kỹ năng giao tiếp (Communication Skill)
- 8. Kỹ năng lãnh đạo (Leadership Skill)
- 9. Kỹ năng điều chỉnh thái độ tích cực (Positive attitude)
- 10. Kỹ năng lắng nghe (Listening Skill)
Kỹ năng là gì?
Kỹ năng (Tiếng Anh: Skill; Tiếng Pháp: Capacité) được hiểu đơn giản là khả năng của con người trong việc vận dụng kiến thức để thực hiện một vấn đề nào đó.
Trong cuộc sống, bạn cần có rất nhiều kỹ năng để sống, hòa nhập với cộng đồng, làm việc… Đặc biệt, trong công việc kỹ năng lại là giá trị vô cùng quan trọng. Có rất nhiều chuyên gia nhân sự chia sẻ rằng, bằng cấp chỉ là 1 phần, còn việc bạn có được trúng tuyển hay thành công hay không, kỹ năng là giá trị không thể thiếu.
10 kỹ năng vô cùng cần thiết dù bạn đang làm việc ở lĩnh vực nào
Chính vì vậy, hãy cùng chúng tôi điểm qua 10 kỹ năng rất cần thiết cho bạn sau đây!
1. Giải quyết vấn đề (Problem Solving)
Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi rườm rà khi giải quyết vấn đề thường trải qua các bước sau: Nhìn nhận và phân tích -> Xác định nguyên nhân -> Hiểu vấn đề -> Chọn giải pháp -> Thực hiện giải pháp => Đánh giá. Nhưng vạn sự khởi đầu nan. Lần đầu tiên thực hiện 1 kỹ năng mới bao giờ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm của bạn. Các bước trên đây được xây dựng trên một nguyên tắc mà người ta tạm gọi là KOALA.
- K: Thông tin (Knowledge)
- O: Mục tiêu (Objectives)
- A: Phương án ( Alternatives):
- L: Đánh giá và lựa chọn (Look ahead)
- A: Hành động (Action)
Và khi bạn có kinh nghiệm thì các vấn đề sẽ dẫn trở nên nhỏ bé, bạn có thể dễ dàng vượt qua nó.
2. Tư duy sáng tạo (Creative Thinking)
Hiểu một cách đơn giản, đây là khả năng tư duy, sáng tạo để tìm tòi ra những ý tưởng mới mẻ. Và hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào như chính trị, xã hội, kinh tế, nghệ thuật, kỹ thuật… đều cần đến điều này.
Như Jean Jacques Rousseau có 1 câu nói rất hay rằng: “Take the course opposite to custom and you will almost always do well.” (Chọn con đường đối lập với lối mòn và bạn gần như sẽ luôn làm tốt.)
Vì vậy, các “Ông lớn” nắm giữ thương hiệu “Công ty lớn nhất hành tinh” như Apple, Google, Facebook… thực hiện văn hóa trao quyền và đều luôn tạo cơ hội cho nhân viên thỏa sức khám phá. Họ cho phép nhân viên thỏa sức sáng tạo, không ngừng tạo ra những điều mới mẻ, hay thậm chí là những ý tưởng có vẻ “điên rồ”.
3. Làm việc nhóm (Teamwork)
Có thể bạn rất giỏi nếu làm việc độc lập nhưng công ty lại chính là một tập thể lớn. Do đó, bạn không thể không hợp tác với mọi người. Sự thống nhất và hợp tác sẽ luôn cho ra hiệu quả công việc tốt hơn. Ngoài ra, sức mạnh của teamork còn giúp cho mỗi cá nhân đề cao tinh thần tập thể, nâng cao hiệu quả công việc và sự gắn bó.
Các phương pháp sau đây có thể sẽ giúp ích cho bạn:
- Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác.
- Giao việc và giải quyết các vấn đề phát sinh (đối với người trưởng nhóm).
- Thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
- Tôn trọng và giúp đỡ các thành viên.
- Chịu trách nhiệm với công việc của mình.
- Luôn đúng giờ.
4. Đưa ra quyết định (Decision-making)
Trái ngược với sự quyết đoán chính là trì hoãn – “kẻ trộm” thời gian lớn nhất của bạn. Kỹ năng ra quyết định là một loạt các kết luận và hoạt động của bản thân để đưa ra một quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của bản thân. Điều này có thể giúp bạn:
- Đạt được mục đích ở nơi làm việc và trong cuộc sống.
- Tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt cho bạn.
Để làm tốt điều này, bạn cần: Hiểu vấn đề => Tìm giải pháp => Đưa ra lý lẽ cho mỗi lựa chọn => Đưa ra quyết định cuối cùng.
Và đừng quên tránh những điều sau:
- Có những mong muốn không thực tế cho bản thân bạn – chắc chắn sớm hay muộn bạn cũng sẽ có quyết định sai.
- Có quyết định “trong chốc lát” trừ khi thật cần thiết. Thay vào đó hãy tuân thủ theo 4 bước nêu trên.
- Hành động không cần thiết khi phương hướng hành động tốt nhất là không làm gì cả.
- Lừa gạt bản thân mình bằng cách chọn những giải pháp dễ dàng và thuận lợi – nhưng chúng lại không giải quyết được vấn đề.
5. Thấu hiểu bản thân (Self-awareness)
Đó là việc bạn biết: Điểm mạnh, điểm yếu, các mối quan hệ xung quanh của mình như như thế nào. Nó rất quan trọng, bởi vì suy nghĩ quyết định hành động và hành động quyết định kết quả.
Hiện nay, rất nhiều công ty sử dụng những bài trắc nghiệm tính cách là một phần của quá trình tuyển dụng. Những bài trắc nghiệm này đều được tổng hợp từ rất nhiều nghiên cứu về tâm lý học, nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách của từng ứng viên để xác định xem họ có phù hợp với môi trường hay không.
6. Kỹ năng tương tác với mọi người (Interpersonal Skill)
Nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng tương tác mạnh mẽ. Họ tích cực tìm kiếm những ứng viên có khả năng hợp tác làm việc, giao tiếp hiệu quả, thể hiện sự cam kết và đạo đức làm việc mà họ yêu cầu.
10 điều quan trọng giúp bạn có thể tương tác tốt với nhiều đối tượng, nhiều tính cách: Sự tự tin; Quản lý các mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau; Phản hồi một cách cởi mở; Chú ý ngôn ngữ cơ thể; Biết lắng nghe; Biết hợp tác; Thể hiện sự đánh giá cao về người khác; Thể hiện sự tích cực; Thích nghi tại nơi làm việc…
7. Kỹ năng giao tiếp (Communication Skill)
Nhiều nghề nghiệp đòi hỏi bạn cần gắn kết với những người khác. Điều này đúng ngay cả đối với các công việc dường như thiên về tính cách hướng nội và phong cách làm việc độc lập. Ví dụ: ngay cả khi bạn là kỹ sư phần mềm, nhà văn hoặc nhà thống kê, bạn vẫn cần có khả năng giao tiếp và cộng tác với nhóm của mình.
Những tính cách có thể hỗ trợ tốt cho khả năng giao tiếp của bạn:
- Có khả năng giải quyết các xung đột: Phê bình mang tính xây dựng; Tư vấn; Hòa giải; Giải quyết vấn đề.
- Đồng cảm: Kiên nhẫn; Giúp đỡ người khác; Tôn trọng; Cảm thông…
- Có khả năng lãnh đạo: Truyền cảm hứng; Hướng dẫn, Quản lý, Tạo động lực, Biết cách đàm phán…
- Mang năng lượng tích cực: Ứng xử tốt; Thân thiện; Phát triển các mối quan hệ…
- Làm việc nhóm hiệu quả
8. Kỹ năng lãnh đạo (Leadership Skill)
Kỹ năng lãnh đạo là gì? “Là khả năng định hướng, tạo ảnh hưởng và điều phối mọi người cùng hướng về một mục tiêu, là khả năng động viên và thúc đẩy mọi người tự hành động cũng như chịu trách nhiệm với chính hành động đó.” BNET
Những tố chất cần có giúp phát triển hoàn thiện các kỹ năng lãnh đạo quản lý: Niềm say mê, ham học hỏi, có tầm nhìn sâu rộng, tự tin, luôn sáng tạo, truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, khả năng lập kế hoạch – tổ chức – quản lý, làm việc nhóm hiệu quả…
9. Kỹ năng điều chỉnh thái độ tích cực (Positive attitude)
Bạn đã bao giờ thấy bên cạnh mình có một người luôn tìm được điều tốt đẹp ở mọi thứ hay chưa? Nếu muốn trở thành người lạc quan hơn, hãy nhận ra những bước nhỏ bạn có thể thực hiện để đem lại thay đổi lớn tới nhân sinh quan của mình:
- Đưa ra các khẳng định tích cực và tự tin rằng bạn đủ năng lực để làm việc này. Lúc này, chính bạn đang tạo động lực khuyến khích bản thân.
- Biết rõ những gì là điểm mạnh của bạn, như: siêng năng, trách nhiệm, có năng lực…
- Viết ra những mục tiêu của bạn: Chi tiết, thực tế, có các mốc thời gian và thể hiện chúng một cách tích cực.
Thực tế, có những hoàn cảnh xảy ra khiến bạn cảm thấy thực sự buồn bã, bực dọc hay thất vọng. Tuy nhiên, bạn cần học cách chấp nhận và tìm cách giải quyết chúng.
10. Kỹ năng lắng nghe (Listening Skill)
Như ngạn ngữ Nga từng có câu với đại ý rằng: Con người mất ba tuổi để học nói, tuy nhiên phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe.
Hãy tuân thủ 7 nguyên tắc vàng để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả:
- Tập trung vào cuộc giao tiếp
- Tuyệt đối không được ngắt lời
- Thấu hiểu đối phương
- Không phán xét hay áp đặt
- Biết cách đặt câu hỏi
- Chú ý ngôn ngữ cơ thể
- Đưa ra các ý kiến cá nhân
Kỹ năng lắng nghe sẽ giúp bạn và đối phương hiểu nhau và có một cuộc giao tiếp thành công. Người biết lắng nghe sẽ có thêm nhiều bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng,…. Và lắng nghe chính là cách để nâng cao giá trị bản thân trong mọi cuộc giao tiếp.
Có thể bạn sẽ muốn đọc thêm:
- 5 Kỹ năng quan trọng nhất định phải có trong hồ sơ xin việc dành cho sinh viên mới tốt nghiệp
- 7 lời khuyên đơn giản giúp bạn làm việc tại nhà hiệu quả và năng suất
Những kỹ năng làm việc trên đây không tự nhiên bạn có được mà sẽ phải được hình thành từ những trải nghiệm, môi trường hay thậm chí đôi khi phải “trả giá”. Hãy luôn cải thiện bản thân, cố gắng tốt hơn mỗi ngày và không ngừng hướng đến những mục tiêu mới. Nếu bạn thấy bài viết này hay và có ích hãy chia sẻ với mọi người nhé!
Bạn có biết?
TUYỂN DỤNG TRÊN 1001VIECLAM.COM
LÀ MIỄN PHÍ VÀ DỄ DÀNG