Bạn đã qua một buổi phỏng vấn căng thẳng và giờ đến câu hỏi đầy cân não: “bạn muốn mức lương bao nhiêu?”. Đã đến lúc bạn mang các kỹ năng đàm phán lương ra để sử dụng rồi đấy. Tuy nhiên không phải ai cũng có được những kỹ năng đàm phán sao cho có thể đạt được mức lương tốt nhất. Sau đây là một số gợi ý từ các chuyên gia 1001vieclam mà bạn nên tham khảo để việc đàm phán lương được kết quả thuận lợi:
-
Nội dung
- Không nghiên cứu tìm hiểu thông tin:
- Chia sẻ các thông tin kiểu “cổ điển” có thể gây bất lợi cho bạn
- “Em sao cũng được, tùy công ty”
- Chỉ cần mức lương đủ sống là sẽ cống hiến
- Không chú ý các phúc lợi khác ngoài lương
- Thái độ tự tin trong đàm phán lương
- Tập trung cho tương lai, không phải quá khứ
- Kiên định nhưng uyển chuyển khi đàm phán
- Đừng sợ khi nói “Không”
- Quá nhanh quá nguy hiểm
Không nghiên cứu tìm hiểu thông tin:
Đây là vấn đề sơ đẳng nhưng không phải ai cũng chú ý đến. Bạn đã nghiên cứu xem mức lương trung bình trong chuyên ngành của mình là bao nhiêu chưa? Lĩnh vực đó nhưng trong ngành cụ thể thì thế nào? Ví dụ bạn đang làm kế toán trong các nhà máy sản xuất giày có thể khác với kế toán trong ngành ngân hàng. Có thể khó có thông tin chi tiết nhưng nên nghiên cứu kỹ để có thông tin. Bạn cũng nên tìm hiểu thông tin công ty đang tuyển dụng, càng có nhiều thông tin như chế độ, mức lương sẽ giúp bạn đàm phán có kết quả tốt nhất
-
Chia sẻ các thông tin kiểu “cổ điển” có thể gây bất lợi cho bạn
Thông thường nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi khi bắt đầu cuộc đàm phán lương, dạng như: “lương hiện tại bạn là bao nhiêu?”, “Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu” hoặc “bạn đề nghị mức lương thế nào”? Đây là những câu hỏi thuộc dạng kinh điển nhưng nếu không khéo sẽ gây bất lợi cho bạn. Nếu bạn nhanh nhảu cho biết mức lương hiện giờ của mình là 10 triệu trong khi dự tính mức lương của công ty mới là 15 cho vị trí đang đăng tuyển thì thì có lẽ bạn sẽ khó được offer mức lương đó. Cách tốt nhất là hãy yêu cầu nhà tuyển dụng cho biết họ dự định mức lương bao nhiêu, có chế độ gì và sau đó mới đưa ra yêu cầu của bạn để đàm phán
-
“Em sao cũng được, tùy công ty”
Câu nói “phó mặc cho số phận” này bộ phận tuyển dụng các công ty cũng hay nghe từ các ứng viên. Có lẽ các bạn cũng rất cần công việc nhưng như vậy vô hình chung bạn làm cho giá trị mình xuống rất thấp. Nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn không tự tin với chính mình thì sẽ không dám hoặc cũng không tự tin để mời bạn làm việc với mức lương tương xứng. Chớ có dùng chiêu này bạn nhé.
-
Chỉ cần mức lương đủ sống là sẽ cống hiến
Cũng là một câu trả lời nữa từ ứng viên khiến người phỏng vấn bối rối. Bạn cần như thế nào để đủ cho cuộc sống của bạn? Lương thấp không đủ sống làm vài hôm bạn bỏ việc thì sao? Tất nhiên là nhà tuyển dụng họ có thông tin và dự định cho vị trí này nhưng nếu bạn trả lời như vậy bạn đã không biết đàm phán lương rồi.
-
Không chú ý các phúc lợi khác ngoài lương
Ngoài lương bạn còn phải biết các phúc lợi khác mà công ty mang lại cho bạn. Mức lương là quan trọng nhưng có những phúc lợi khác cũng quan trọng không kém: công ty có chế độ bảo hiểm gì đặc biệt ngoài bảo hiểm xã hội thông thường? có thưởng cho các dự án? Hàng năm công ty có các chuyến du lịch hay team building? Các chế độ đào tạo thế nào?… là các câu hỏi bạn nên đặc ra đối với người phỏng vấn.
-
Thái độ tự tin trong đàm phán lương
Nghe có vẻ lạ nhưng rất quan trọng. Thái độ của bạn cũng sẽ giúp bạn đạt được mục đích của mình. Hãy tỏ ra bạn quan tâm và tự tin khi đề cập đến vấn đề lương bổng, uyển chuyển khi đàm phán, cho người phỏng vấn thấy bạn đã nghiên cứu kỹ các vấn đề liên quan đến vị trí phỏng vấn .. sẽ giúp bạn rất nhiều. Tất nhiên bạn phải có được kết quả tốt trước đó với những câu hỏi về chuyên môn.
-
Tập trung cho tương lai, không phải quá khứ
Điều này có nghĩa là gì? Nếu bạn chỉ chăm chăm đàm phán dựa trên mức lương hiện tại của bạn và yêu cầu mức lương mới “bằng hoặc hơn” thì bạn đã thiếu sót. Bạn nên quan tâm đến chế độ tăng lương hay nâng bậc của công ty, các thay đổi về phúc lợi khi thay đổi vị trí hay sau mổi lần nâng lương. Biết như vậy để bạn có thể chấp nhận mức lương hiện tại và phấn đấu cho tương lai tốt đẹp hơn phía trước.
-
Kiên định nhưng uyển chuyển khi đàm phán
Lại nghe có vẻ phức tạp rồi. Khi đàm phán lương bạn nên kiên định với những đề nghị của mình và cố gắng để đạt được mục đích. Tuy nhiên không có nghĩa là bạn không thay đổi nếu những lý do mà nhà tuyển dụng đưa ra là khá thuyết phục và giúp bạn tự tin là tương lai sẽ tốt hơn so với những gì bạn đang có. Tất nhiên thực tế có thể thay đổi nhưng cứng nhắc quá cũng không tốt nếu vị trí bạn đang ứng tuyển là công việc bạn đang mơ ước.
-
Đừng sợ khi nói “Không”
Trong khá nhiều trường hợp ứng viên dù không đồng ý với những đề nghị của nhà tuyển dụng nhưng không dám nói không với bất cứ yêu cầu nào của họ. Lý do là sợ mất cơ hội đối với công việc mình mong muốn. Bạn phải biết nói không trong một số trường hợp để tạo thêm chút áp lực với người đối diện nếu những yêu cầu bạn nghĩ là chính đáng.
-
Quá nhanh quá nguy hiểm
Là điều cuối cùng nhưng không có nghĩa là kém quan trọng nhất. Khi nghe mức lương từ nhà tuyển dụng và bạn đã nhanh như điện trả lời đồng ý không phải là điều hay. Nó cho thấy bạn không xem xét thấu đáo các vấn đề như đề cập bên trên và cũng khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn quá cần công việc này (dù thực tế là cần thật). Hãy suy nghĩ cho kỹ, đặt thêm câu hỏi nếu cần trước khi trả lời bạn nhé.
Tìm việc tốt lương cao? Hàng trăm cơ hội đang chờ đợi bạn tại 1001vieclam |