Giữ chân nhân tài là vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp. Nếu người làm được việc từ bỏ công ty, kết quả công việc sẽ bị ảnh hưởng, bạn sẽ mất nhiều thời gian để tìm người phù hợp thay thế vào vị trí trống. Vì vậy, tuyển dụng được người giỏi không dễ nhưng làm sao giữ họ lại làm việc lâu dài cùng mình không phải là chuyện đơn giản. Các CEO hàng đầu trên thế giới đều có những chiến lược riêng trong việc giữ chân nhân tài.
Giữ chân nhân tài là cả một nghệ thuật
- 4 tuyệt chiêu đăng tin tuyển dụng hấp dẫn thu hút được nhân tài
- 5 câu hỏi phỏng vấn ứng viên nhà tuyển dụng chuyên nghiệp nên biết
Nội dung
- Nghệ thuật giữ chân nhân tài của nhà lãnh đạo hiện đại
- Hãy chọn đúng người
- Hãy khích lệ những điểm mạnh của nhân viên
- Tạo cho nhân viên của mình điều kiện làm việc thật tốt
- Hiểu nhân viên của mình và khơi gợi hứng thú làm việc cho họ
- Hãy thường xuyên hỏi ý kiến đánh giá của nhân viên về công việc của bạn
- Hãy công nhân sự đóng góp của nhân viên
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân viên với công ty
Nghệ thuật giữ chân nhân tài của nhà lãnh đạo hiện đại
Hãy chọn đúng người
Điều này đòi hỏi bạn phải là người biết “nhìn xa trông rộng”. Tùy thuộc vào từng tính chất công việc, bạn phải hiểu được những sở trường, kỹ năng, đam mê ở nhân viên mình là gì. Nếu cho họ làm đúng công việc mà mình yêu thích sẽ giúp tạo ra sự hứng khởi, là điều kiện để họ hoàn thành công việc tốt nhất. Nhưng nếu không đặt đúng người đúng việc, nhân viên sẽ cảm thấy áp lực, còn công ty sẽ không thể tận dụng tối đa những thế mạnh ở họ.
Hãy khích lệ những điểm mạnh của nhân viên
Bạn cần khích lệ phát huy những điểm mạnh ở nhân viên
Có rất nhiều boss thường chỉ tập trung vào các điểm yếu, sai phạm ở các nhân viên của mình để mãi phê bình mà “quên” đi những cái tốt hay những đóng góp của họ. Thay vì chăm chăm vào những điểm tiêu cực của cấp dưới, bạn hãy đánh vào những sở trường của họ, khích lệ họ phát huy hết những điểm mạnh của mình.
Tạo cho nhân viên của mình điều kiện làm việc thật tốt
Là người lãnh đạo nào cũng mong muốn nhân viên có sự chủ động và tự chủ trong công việc. Và để họ có thể thực hiện tốt điều này thì hãy tạo cơ hội để họ tiếp thu những phương pháp làm việc hiệu quả cao, có đủ điều kiện cần thiết để họ phát huy hết những gì mình có, tương lai họ sẽ đem đến cho bạn những kết quả tích cực.
Hiểu nhân viên của mình và khơi gợi hứng thú làm việc cho họ
Giao đúng người đúng việc để họ phát huy hết sở trường của mình
Đừng chỉ nghĩ rằng mối quan hệ giữa bạn và nhân viên là cấp trên – cấp dưới và mọi câu chuyên giữa 2 người chỉ xoay quanh công việc. Đôi khi bạn cũng cần đóng vai là người bạn, quan tâm họ những chuyện khác ngoài công việc để tạo sự gần gũi. Tuy nhiên, bạn vẫn cần giữ sự nghiêm túc để tạo 1 giới hạn nhất định.
Hãy thường xuyên hỏi ý kiến đánh giá của nhân viên về công việc của bạn
Là một nhà lãnh đạo tiên tiến, bạn cần biết rằng ai cũng có cái giỏi và điểm mạnh. Điều quan trọng là làm sao bạn tìm được những điều đó ở nhân viên của mình. Đôi khi, trong một vài công việc, chính nhân viên là người hiểu hay thậm chí làm giỏi hơn bạn. Vì vậy, qua cái nhìn thực tế, bạn có thể thăm dò ý kiến của nhân viên của mình trong công việc. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy rằng bạn là người biết lắng nghe họ, mặt khác có thể giúp bạn “khai thác” được những “sở trường” bạn chưa từng biết ở nhân viên của mình.
Hãy xem nhân viên là người cùng hỗ trợ bạn trong công việc
Hãy công nhân sự đóng góp của nhân viên
Những lời khen khích lệ, thưởng nóng hay thưởng nguội cấp dưới khi họ đạt kết quả cao trong công việc sẽ giúp họ cảm thấy phấn chấn hơn. Có thể mặc dù đó là những khoản thưởng không có giá trị lớn nhưng họ sẽ sẽ rất vui vì được cấp trên ghi nhận những cố gắng, đóng góp của mình. Chắc chắn nhân viên nào cũng có thêm động lực để làm việc và phấn đấu.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân viên với công ty
Nhân viên sẽ gắn bó lâu dài cùng công ty nếu như họ cảm thấy mình có giá trị và góp phần vào sự phát triển chung của tổ chức. Vì vậy, bạn hãy cho họ thấy rõ sự quan trọng của mình trong công ty như thế nào, bạn cần họ ra sao.
Mỗi người đều đóng một vai trò rất quan trọng trong tổ chức lớn
Với vai trò là người lãnh đạo, bạn cần hiểu nhân viên mình thực sự đang quan tâm điều gì. Lương thưởng, cơ hội phát triển hay thỏa niềm đam mê cá nhân…? Từ đó, bạn có thể kết nối gữa công việc và sự quan tâm của họ để họ thấy rằng mình có thể đạt được những mong muốn của mình khi làm việc cùng bạn, khi là một thành viên trong công ty bạn. Đó chính là bí quyết giữ chân nhân tài của bạn.