Mặc dù chúng ta thường quen thuộc với CV nhưng Resume cũng là khái niệm mà bạn cần hiểu rõ bởi đây cũng là văn bản quan trọng nhất trong bộ hồ sơ xin việc. Hàng tá sẽ câu hỏi được đặt ra: Liệu Resume có giống CV? Làm sao để tạo 1 Resume chất lượng? Hoặc thậm chí 1 số người còn không biết Resume là gì?
Bất kể vấn đề của bạn là gì, chúng tôi sẽ chia nhỏ mọi thứ bạn cần biết để bạn có thể tự tin tạo ra 1 bản Resume hoàn hảo. Nào, bắt đầu thôi!
Nội dung
Resume là gì? Phân biệt Resume và CV
1. Resume là gì?
Resume (résumé) – /ri´zju:m/ – Là một bản tóm tắt về trình độ của người tìm việc cho công việc mà họ ứng tuyển. Resume thường chỉ được gói gọn trong 1 trang nhưng lại chứa các thông tin: Công việc bạn đã/ đang làm; những nhiệm vụ bạn đã đảm nhiệm; những thành tích đã đạt được; các kỹ năng đã phát triển… Tất cả những thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng nhìn thấy năng lực của bạn và đánh giá rằng bạn có phù hợp với vị trí họ đang cần hay không.
Tại sao Resume lại quan trọng? Dù thực tế rằng, các nhà tuyển dụng thật sự dành rất ít thời gian, thậm chí chỉ trong 1 vài giây để nhìn vào hồ sơ của bạn. Nhưng Resume lại là thứ đầu tiên nhà tuyển dụng biết sự có mặt của bạn. Bạn cần tạo ấn tượng đầu tiên tốt nhất với họ. Đó là lý do tại sao một bản Resume chất lượng được coi là bước quan trọng nhất trong quá trình xin việc. Không có nó, bạn không thể mong đợi được mời đến cuộc phỏng vấn tiếp theo.
« Nếu bạn bỏ lỡ cơ hội, Resume của bạn có thể sẽ không bao giờ được đọc. Tệ hơn nữa, bạn có thể bị loại khỏi danh sách các ứng viên apply trực tuyến trước khi người tuyển dụng biết hồ sơ của bạn tồn tại. » Muse Heather Yurovsky, nhà sáng lập Shatter & Shine chia sẻ.
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều mong muốn nhận được 1 Resume chất lượng từ ứng viên
Bạn có thể tự hỏi mình có thể dựa vào hồ sơ trên LinkedIn thay vì viết Resume? Câu trả lời khá phũ phàng, là « Không! ». Hầu hết các nhà tuyển dụng vẫn mong đợi bạn gửi Resume, ngay cả khi họ cũng đã nhìn vào hồ sơ LinkedIn của bạn. Và mặc dù LinkedIn có rất nhiều lợi ích, nhưng Resume cũng có một lợi thế rõ ràng: LinkedIn của bạn thường là một bức tranh tổng thể về sự nghiệp nhưng Resume lại cho bạn cơ hội điều chỉnh câu chuyện nghề nghiệp trong 1 vai trò hay ở 1 công ty cụ thể.
Resume thường được sử dụng thông dụng tại Hoa Kỳ. Còn ở Việt Nam chúng ta thường quen thuộc với CV. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu tiếp CV là gì? CV và Resume có giống nhau không?
2. CV là gì?
Curriculum Vitae (CV), khái niệm khiến tôi hoặc nhiều người khác cảm thấy bị đảo lộn. Tôi nhanh chóng tìm hiểu được rằng, các tiến sĩ không có Resume nhưng họ có CV. Không giống Resume, là 1 bản tóm tắt vô cùng ngắn gọn về kinh nghiệm làm việc; học vấn; kỹ năng của bạn thì CV là một văn bản toàn diện hơn nhiều. Nó thường liệt kê chi tiết và chu đáo về thành tích, giải thưởng, các nghiên cứu … của bạn. Chính vì vậy, độ dài CV có thể là 2, 6 hoặc thậm chí 12 trang tùy thuộc vào thành tích chuyên môn của bạn.
3. CV và Resume khác nhau như thế nào?
CV chủ yếu phổ biến trong giới học thuật, dùng để nộp hồ sơ cho các học bổng du học, các khóa tu nghiệp, hoặc các vị trí giảng dạy tại trường đại học. CV sẽ giúp ứng viên thể hiện chi tiết tất cả thông tin trong 1 quá trình dài chứ không tóm tắt ngắn gọn như Resume.
Ngược lại, Resume lại thường được dùng để nộp hồ sơ xin việc. Với văn bản này, bạn không thể liệt kê tất tần tật mọi thứ không liên quan đến công việc ứng tuyển vào đây. Tùy vào từng vị trí khác nhau, bạn sẽ phải tự điều chỉnh Resume của mình như thêm mục này và bớt mục kia để nội dung bật lên được bạn là người phù hợp với vị trí công việc này nhất.
Khác với Resume, CV thường dài hơn 1 trang
Mặc dù các nhà tuyển dụng Việt Nam thường sử dụng CV nhưng cái mà họ tìm kiếm ở ứng viên lại chính là Resume.
Nhà tuyển dụng tìm kiếm điều gì trong Resume của bạn?
Nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm 3 điều quan trọng trong Resume của 1 ứng viên: Bạn đã làm gì? Tại sao bạn làm điều đó? Và kết quả ra sao? Nếu trả lời được 3 câu hỏi này chứng tỏ bạn đã đi đúng hướng.
Nhà tuyển dụng sẽ không dành nhiều thời gian cho 1 hồ sơ, đặc biệt đó lại là một resume lại tệ
Diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu nhưng đủ thông tin chính là chìa khóa đơn giản nhất. Sự thật là hầu hết các Resume đều bị nhồi nhét quá nhiều từ ngữ dư thừa. Đặt mình vào vị trí của một nhà tuyển dụng khi không biết sau hàng tá câu chữ thì vấn đề chính mà họ quan tâm lại không được thể hiện rõ ràng: Vai trò của bạn là gì? Bạn đã làm được những gì? Bạn có thể làm gì?…
Yurovsky giải thích, nhà tuyển dụng muốn xem liệu ứng viên có phù hợp với yêu cầu của họ hay không. Resume nên vẽ một bức tranh này để họ biết bạn không chỉ có thể xử lý các công việc hàng ngày mà còn việc bạn sẽ đem đến những giá trị gì cho công ty của họ.
Có thể sẽ hữu ích dành cho bạn:
- 5 mẹo thần thánh giúp Resume của bạn nổi bật giữa hàng trăm đối thủ khác
- [Download] Top các mẫu Resume tiếng Anh ấn tượng nhất 2019
Nắm vững quy tắc viết Resume chuẩn
Hãy ghi nhớ các lưu ý sau để từ 1 trang trống tạo ra một Resume hoàn chỉnh. Và tôi dám chắc đây là một hồ sơ tuyệt vời khiến nhà tuyển dụng dành thời gian để xem xét nó.
1. Lựa chọn bố cục Resume
Trước khi bắt đầu đưa vào các thông tin, bạn phải quyết định rằng bạn muốn Resume của mình trông như thế nào?
Các mẫu Resume mà bạn thường thấy có thể sẽ giúp ích rất nhiều khi chúng đưa ra những gợi ý hay ho giúp bạn xây dựng cho mình 1 Resume thật chuyên nghiệp và đúng chuẩn. Đặc biệt là những bạn mới tốt nghiệp vẫn còn bối rối khi viết hồ sơ xin việc thì có thể tham khảo cách bố cục, nội dung ở các mẫu này.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn Resume của mình trông đẳng cấp hơn thì có thể dành chút thời gian để thỏa sức sáng tạo khi tự tạo Resume. Hiện nay, các tool hỗ trợ tạo CV, Resume miễn phí cũng thật sự thú vị khi chúng cho phép bạn sử dụng các mẫu template có sẵn vô cùng bắt mắt và thêm nhiều tính năng chỉnh sửa tiện dụng khiến bạn cảm thấy mình như 1 designer thực thụ.
Và rất quan trọng là, bạn nên cân nhắc bố cục của Resume sẽ có/ hoặc không có những mục sau:
- Thông tin liên hệ
- Kinh nghiệm làm việc: Đã/ đang làm việc ở công ty nào, vị trí gì, những gì bạn đảm nhiệm…
- Kinh nghiệm phụ: Đó là việc bạn tham gia các tổ chức, hoạt động cộng đồng hay các dự án phụ nào đó.
- Trình độ học vấn và các chứng chỉ.
- Kỹ năng, sở thích: Cụ thể là kỹ năng có liên quan trực tiếp đến công việc ứng tuyển.
2. Sắp xếp bố cục của Resume
Dạng 1: Resume đảo ngược thứ tự thời gian
Cho đến nay, lựa chọn phổ biến và an toàn nhất (nếu bạn không chắc chắn bố cục mà mình muốn) là theo cách đảo ngược thứ tự thời gian. Điều này có nghĩa là bạn tổ chức các trải nghiệm của bạn từ gần đây nhất đến xa nhất. Do vậy, kinh nghiệm làm việc sẽ được sắp xếp trên phần học vấn và công việc hiện tại sẽ được ưu tiên trước các công việc trong quá khứ. Điều này tất nhiên cũng có ngoại lệ. Có lẽ bạn đã tham gia 1 lớp học nào đó giữa quá trình làm việc hoặc công việc gần đây nhất lại không liên quan đến công việc ứng tuyển. Vì vậy, bạn nên linh động sắp xếp tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Trên đây chỉ là 1 gợi ý.
Dạng 2: Resume dựa trên kỹ năng
Ngoài ra, còn có 1 dạng khác được gọi là Resume dựa trên kỹ năng. Dù dạng này khá hiếm, chủ yếu dành cho những người thường xuyên thay đổi nghề nghiệp hay những người làm quá nhiều công việc trước đây. Chủ yếu là liệt kê các kỹ năng của bạn chứ không phải kinh nghiệm và hiển thị chúng trên phần kinh nghiệm làm việc và học vấn.
Dạng 3: Resume kết hợp
Bạn cũng có thể lựa chọn một Resume kết hợp, đó là sự pha trộn giữa một Resume theo thời gian đảo ngược và Resume dựa trên kỹ năng. Nó làm nổi bật các kỹ năng của bạn ở phần đầu, nhưng cho phép các mục bên dưới chia sẻ về kinh nghiệm làm việc cũng như học vấn.
Tuy nhiên, hãy thận trọng khi chọn dạng Resume này. Bởi nhà tuyển dụng phải tìm kiếm sự kết nối giữa các kỹ năng và kinh nghiệm của bạn nên đòi hỏi sự sắp xếp thông minh của bạn.
3. Bắt đầu với thông tin cơ bản
Thông tin liên lạc của bạn phải luôn luôn ở trên cùng của Resume. Trong mục này, bạn sẽ cung cấp những thông tin cơ bản để nhà tuyển dụng liên hệ với bạn:
- Đầy đủ họ tên;
- Số điện thoại;
- Địa chỉ email cá nhân;
Hoặc bạn cũng có thể thêm địa chỉ hồ sơ LinkedIn.
Những gì nên KHÔNG?
- Ngày tháng năm sinh (Trừ khi nó được nhà tuyển dụng yêu cầu cung cấp trong tin tuyển dụng) bởi nhà tuyển dụng không cần biết bạn bao nhiêu tuổi. Điều đó không quan trọng đối với việc ra quyết định của họ và tệ nhất là điều đó có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác.
- Địa chỉ Email không chuyên nghiệp: Yes: name.lastname @ gmail – No: cobelolem @ gmail
4. Thêm kinh nghiệm làm việc
Phần này rất có thể là phần chính trong Resume của bạn. Ngay cả khi bạn đã nghỉ việc, nhà tuyển dụng vẫn muốn xem bạn đã từng làm việc ở đâu, bạn đã làm gì và hiệu quả công việc ra sao để đánh giá năng lực của bạn.
Kinh nghiệm làm việc có thể là một toàn bộ quá trình hoặc bạn cũng có thể chọn chia nhỏ từng cột mốc để làm nổi bật phần kinh nghiệm quan trọng nhất nhằm gây sự chú ý của nhà tuyển dụng.
Gợi ý định dạng chuẩn cho kinh nghiệm làm việc của bạn như sau:
- Chức danh / Vị trí: Thông tin này sẽ hiển thị đầu tiên ở mỗi mục kinh nghiệm làm việc. Khi nhà tuyển dụng nhìn qua Resume, trong nháy mắt họ muốn biết rằng bạn có kinh nghiệm làm việc có liên quan cho công việc họ tuyển.
- Tên công ty: Sau đó, bạn đề cập đến tên của công ty mình đã làm công việc này. Trong một số trường hợp (công ty cũ là 1 doanh nghiệp có tiếng tăm), bạn cũng có thể muốn mô tả ngắn gọn về công ty cũ.
- Trách nhiệm và thành tựu: Đây là phần cốt lõi. Hãy nói về những công việc đã đảm nhiệm, công cụ bạn sử dụng để hoàn thành chúng và đặc biệt là kết quả chúng có liên quan đến vị trí này. Lưu ý những con số thực sự sẽ mang lại ấn tượng rất lớn.
- Thời gian làm việc ở vị trí này.
1 ví dụ cụ thể:
5. Cân nhắc đưa vào các kinh nghiệm khác
Bất cứ điều gì bạn đã làm không phải là kinh nghiệm làm việc như: công việc tình nguyện, các dự án đặc biệt,… nếu chúng phù hợp với công việc ứng tuyển. Thêm vào đó, chúng làm bạn trở thành một ứng viên chăm chỉ, năng động hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Nếu là một sinh viên mới tốt nghiệp gần đây chưa có kinh nghiệm làm việc, bạn cũng có thể nêu bật các hoạt động khi còn đi học, chẳng hạn: tham gia các câu lạc bộ, hoạt động xã hội hoặc kinh nghiệm làm ban cán sự lớp…. cũng có thể xem là sự lựa chọn tuyệt vời bù đắp cho phần thiếu hụt kia.
6. Đừng quên Trình độ học vấn của bạn
Nếu bạn vẫn còn đi học hoặc mới tốt nghiệp, mục này có thể đứng đầu Resume. Hầu hết mọi người sẽ cho biết trường học của họ, năm tốt nghiệp, chuyên ngành và bằng cấp. Có thể bạn có những bằng cấp đặc biệt, chẳng hạn như tham gia một khóa học trực tuyến hoặc chứng nhận nào đó. Một lần nữa, hãy liệt kê tất cả mọi thứ ít nhiều đảo ngược về mặt thời gian.
7. Một số kỹ năng và sở thích
Phần kỹ năng của Resume cũng quan trọng như các phần bên trên. Đó là một danh sách giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá xem liệu kỹ năng của bạn có phù hợp với công việc họ đang tuyển dụng không.
Thông thường phần này nằm ở dưới cùng của Resume, nhưng trong trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như Resume dựa trên kỹ năng thì bạn có thể đặt nó ở vị trí đầu tiên.
Nếu bạn muốn đưa tất cả kỹ năng mình có vào Resume? Không nên như vậy. Hãy chắt lọc và đưa vào những gì thực sự bạn giỏi mà chúng liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Ví dụ 1:
Bạn apply vào vị trí Nhân viên Developer :Không nên liệt kê kỹ năng mang tính “quần chúng” như: Giao tiếp tốt, kỹ năng làm việc nhóm, chịu áp lực giỏi, trách nhiệm cao… Mà hãy chọn những điều thực sự giúp ích cho công việc này như: Kỹ năng front-end, kỹ năng back-end, kỹ năng phân tích thiết kế…
Ví dụ 2:
Đừng liệt kê những gì mà bạn không phải là những chuyên gia (như 1 số ứng viên nói rằng họ rất giỏi Word, Excel…) hoặc nhất là khi nó lại không liên quan đến công việc bạn mong muốn như khi bạn đang nộp hồ sơ cho vị trí: Designer, Biên tập viên…
8. Xem lại và chỉnh sửa Resume
Làm ơn ghi nhớ rằng, đừng bao giờ chủ quan gửi đi Resume khi chưa xem lại nó ít nhất là lần thứ 2. Mặc dù nhà tuyển dụng sẽ xem nó nhanh thôi nhưng bất kỳ một lỗi nhỏ nào cũng khiến bạn bị mất điểm trầm trọng, cho dù bạn là ứng viên tài giỏi đến mức nào.
Vậy cách tốt nhất là gì? Soạn thảo 1 bản nháp thô trước và sau đó chỉnh sửa nó từ từ để trở thành 1 bản Resume hoàn chỉnh.
Một vài mẫu Resume mới nhất 2020 (Download miễn phí)
Một vài lưu ý nhỏ khác khi viết Resume:
Phông chữ gì? Hãy chọn những kiểu chữ vừa chuyên nghiệp mà vẫn đẹp mắt như: Time New Roman, Arial, Arial Narrow, Calibri, Cambria, Garhua hoặc Helvetica.
Bạn sẽ lưu Resume dưới dạng Word hay PDF? Không có lựa chọn nào sai, nhưng nhiều người vẫn ưa chuộng lưu dưới dạng PDF bởi chúng sẽ đảm bảo Resume trông chuyên nghiệp hơn và định dạng không bị thay đổi.
Một khi bạn đã thấy Resume của mình ổn, có thể gửi nó cho 1 vài người bạn hoặc đồng nghiệp xem lại giùm. Có thể họ sẽ giúp bạn phát hiện ra những lỗi sai hay góp ý để bạn có 1 Resume hoàn chỉnh hơn.
———————————————-
Hi vọng bây giờ bạn đã sẵn sàng tạo cho mình một Resume thật ấn tượng để có thể gửi đến nhà tuyển dụng. Đặc biệt, hãy sẵn sàng chớp lấy cơ hội khi đến với 1001vieclam.com để cập nhật những thông tin tuyển dụng uy tín nhất ở tất cả các lĩnh vực.
Nếu bài viết hữu ích dành cho bạn, đừng tiếc 1 share / comment nhé!
Bạn có biết?
TUYỂN DỤNG TRÊN 1001VIECLAM.COM
LÀ MIỄN PHÍ VÀ DỄ DÀNG