Bạn đang gặp khó khăn với một bộ CV xin việc chất lượng? Vâng, thông thường, để làm sao viết được một bộ hồ sơ xin việc ấn tượng, chuyên nghiệp thường khó khăn và mất nhiều thời gian hơn bạn tưởng. Thông qua bài viết này, 1001 việc làm sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV xin việc CHẤT NHƯ NƯỚC CẤT mà không nhà tuyển dụng nào có thể bỏ qua.
- Điều gì làm nên một CV xin việc chất lượng?
- 5 sai lầm nghiêm trọng trong CV xin việc của sinh viên mới ra trường
Nội dung
Viết CV xin việc CHẤT NHƯ NƯỚC CẤT, quá dễ!
-
Lựa chọn cách trình bày CV phù hợp
Có nhiều hình thức trình bày CV giúp bạn dễ dàng lựa chọn cho mình
Thông thường, nhiều người thường lựa chọn hình thức trình bày các thông tin theo thứ tự thời gian. Tuy nhiên, bạn cần dựa vào hoàn cảnh bản thân để có sự điều chỉnh linh hoạt phù hợp hơn.
Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc trong cùng một lĩnh vực tương tự như những công việc trước đây thì nên liệt kê kinh nghiệm theo trình tự thời gian từ gần đây nhất. Tuy nhiên, nếu bạn là sinh viên mới ra trường, là người muốn thay đổi lĩnh vực nghề nghiệp hay vừa trở lại làm việc sau một thời gian nghỉ dài… thì nên mô tả những thông tin về kinh nghiệm, kỹ năng tốt nhất mà bạn nghĩ là tốt cho công việc ứng tuyển. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ có thể nhanh chóng nắm được những điểm mạnh của bạn.
-
Đầy đủ những thông tin cá nhân cần thiết
Hãy ngắn gọn những thông tin về cá nhân
Hãy bắt đầu CV xin việc của bạn bằng những thông tin cá nhân bao gồm: Họ tên, địa chỉ đầy đủ, địa chỉ liên hệ (số điện thoại, email) để nhà tuyển dụng biết bạn là ai và bạn đến từ đâu. Đặc biệt, cần kiểm tra địa chỉ liên hệ chính xác để chắc chắn rằng nhà tuyển dụng có liên hệ phỏng vấn được ngay với bạn nếu phù hợp.
-
Không phải thông tin gì cũng đưa vào hết CV
Viết mục tiêu nghề nghiệp thật rõ ràng, chắt lọc những thông tin quan trọng về kỹ năng, kinh nghiệm, bằng cấp mà bạn có phù hợp với công việc ứng tuyển. Ưu tiên những thông tin “đắt giá” lên đầu tiên để nhà tuyển dụng có thể nhận thấy ngay chúng.
- Trình độ, bằng cấp: Bạn học trường nào, trình độ ra sao, chuyên ngành gì, ngày tốt nghiệp… Hoặc những chứng chỉ mà bạn có học thêm.
- Nếu là sinh viên mới tốt nghiệp, bạn có thể đưa thông tin về bằng cấp ngay sau phần mục tiêu nghề nghiệp.
- Nhưng nếu là ứng viên đã có kinh nghiệm, bạn hãy đặt phần này vào cuối CV. Thay vào đó, hãy ưu tiên cho kinh nghiệm, kỹ năng lên trên để nổi bật chúng.
Nổi bật những điểm mạnh, thành tích là sự sắp xếp thông minh
-
Kinh nghiệm làm việc – Làm sao để nổi bật?
“Kinh nghiệm làm việc” là phần mà nhà tuyển dụng thường quan tâm nhất trong Cv của các ứng viên. Hãy bắt đầu với những kinh nghiệm gần đây nhất. Nếu bạn có quá nhiều kinh nghiệm với nhiều công việc cũng nên chỉ chọn và đưa vào khoảng 3-4 lĩnh vực. Những việc mà bạn chỉ làm 1 vài tháng thì không nên đưa vào, có thể nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn “chăm chỉ” nhảy việc hoặc nếu làm trong thời gian ngắn bạn cũng chưa có nhiều kinh nghiệm.
Nếu bạn đề cập một cách chung chung “Tôi có kinh nghiệm làm việc 2 năm ở vị trí ABC của công ty BDF” thì nguy cơ bạn có thể sẽ bị LOẠI “NGAY TỪ VÒNG GỬI XE”. Thay vào đó, bạn cần mô tả rõ ràng những chức năng, công việc và thành tích mà bạn có được trong quá trình làm việc. Hãy in đậm những chỉ mục chính và liệt kê thông tin dưới dạng tin tức để CV trông khoa học và dễ đọc hơn.
Thiết kế CV theo dạng nfgraphic là một gợi ý thú vị
Đặc biệt, thêm vào những con số thực tế để nói về những thành tích bạn đã làm được sẽ tăng độ tin cậy và nói rõ hơn về năng lực của bạn.