Trong mỗi đợt tuyển dụng, các công ty nhận được hàng trăm, thậm chí hàng nghìn CV xin việc gửi về. Theo khảo sát, nhà tuyển dụng chỉ dành trung bình khoảng 6s cho mỗi CV xin việc. Giữa vô vàn những CV long lanh khác, nếu hồ sơ của bạn kém chất lượng hay thậm chí mắc lỗi thì nguy cơ “bị loại từ vòng gửi xe” rất cao, cho dù bạn có nhiều bằng cấp hay kinh nghiệm thế nào. Sau đây là 8 điều nhà tuyển dụng không mong muốn thấy ở CV của bạn một chút nào.
Nội dung
8 điều nhà tuyển dụng không muốn thấy ở CV xin việc
-
Lỗi chính tả
Bằng cấp, kinh nghiệm, hiểu biết được đề cập trong CV dù hoành tráng đến đâu nhưng nếu mắc phải lỗi chính tả thì CV đó cũng nguy cơ bị loại rất cao. Đây là lỗi ngớ ngẩn mà rất nhiều ứng viên mắc phải. Đừng nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng cho qua. Chỉ qua những chi tiết nhỏ nhặt này, họ có thể đánh giá bạn có phải là một người cẩn thận, trách nhiệm và thực sự mong muốn làm việc cho họ hay không. Hãy chắc chắn rằng bạn dành thời gian đọc đi đọc lại CV xin việc ít nhất 2 lần trước khi gửi đi.
-
Thời gian không chính xác
Khi viết về chặng đường học vấn, kinh nghiệm làm việc, nhà tuyển dụng cũng rất quan tâm về thời gian mà bạn thực hiện chúng. Họ cần biết khi nào bạn đã làm việc ở đâu để hiểu hơn về kinh nghiệm làm việc của bạn, và dùng ngày tháng để kiểm tra lý lịch. Thiếu ngày tháng, đặc biệt là trong khoảng thời gian dài sẽ làm CV bạn rơi vào tầm bị “nghi ngờ”.
-
Định dạng nhàm chán
Những kiểu chữ khác nhau trông có vẻ đẹp trên giấy, nhưng nếu CV xin việc của bạn đã được gửi qua các định dạng email khác nhau hay các tập tin, nó có thể bị sai lệch. Vì vậy, để chắc chắn, hãy sử dụng định dàng văn bản thuần túy cho CV của mình.
-
CV quá dài
Nhà tuyển dụng hầu như không có nhiều thời gian để đọc chúng. Hãy tập trung vào kỹ năng, bằng cấp và những thành tích mà bạn có được và chúng liên quan gì với công việc. Hãy sử dụng những dấu gạch đầu dòng và in đậm những tiêu đề lớn để CV trong gọn gàng, khoa học và nhà tuyển dụng cũng dễ dàng nắm bắt những ý quan trọng trong đó.
-
Quá phô trương
Thông thường, để lấy lòng nhà tuyển dụng mà có không ít ứng viên thường có xu hướng “thổi phồng” những thành tích cá nhân lên vì nghĩ sẽ không có ai để xác thực. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn sai lầm, nhà tuyển dụng rất tinh ý. Dựa vào thái độ và câu trả lời của bạn mà họ có thể đoán được phần nào sự thực. Giả dối chính là nguyên nhân khiến bạn bị loại không thương tiếc.
-
Bạn thích nhảy việc?
Nếu bạn có một “lịch sử” nhảy việc sau khi làm việc được một thời gian ngắn thì các nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi liệu rằng bạn sẽ tiếp tục nhảy việc khi đã làm cho họ? Họ lo sợ rằng, bạn cũng sẽ dễ dàng nản chí và rời bỏ công việc của mình. Không một nhà tuyển dụng nào cần một người chỉ làm trong một thời gian ngắn, họ sẽ mất công sức đào tạo lại cho người mới và công việc bị ảnh hưởng không ít.
-
Mức lương yêu cầu quá cao
Mỗi công ty sẽ có một mức lương cố định cho từng vị trí. Mức lương mà bạn đề ra quá cao so với mức chi trả của họ sẽ rất khó để đi đến thỏa thuận giữa 2 bên. Nếu muốn nhà tuyển dụng chấp nhận một mức lương cao thì bạn phải chứng minh cho họ thấy bạn sẽ đem lại lợi ích cho công ty như thế nào? Bạn đang có những gì? Bạn khác so với những người khác như thế nào?…
-
CV xin việc không không phù hợp
Làm việc là giai đoạn đòi hỏi sự trưởng thành của bạn. Hãy thể hiện điều này qua hình ảnh cá nhân hay thậm chí là địa chỉ email.