Không cần những câu hỏi quá “cao siêu” về bằng cấp, kinh nghiệm hay thành tích, đôi khi người phỏng vấn sẽ hỏi những câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra họ đang cố tìm hiểu những thông tin “bí mật” mà đang muốn che giấu. Bỏ túi nghệ thuật vượt “bẫy” phỏng vấn với website tuyển dụng 1001vieclam ngay sau đây.
- 5 lời khuyên dành cho dân IT nếu muốn vượt qua vòng phỏng vấn
- 9 tuyệt chiêu THẢ THÍNH để chinh phục buổi phỏng vấn
Nghệ thuật vượt “bẫy” phỏng vấn
Vì vậy, để tránh bị “hớ” khi trả lời phỏng vấn, hãy áp dụng những cách trả lời các câu hỏi tuy đơn giản nhưng lại đặc biệt nguy hiểm sau:
-
Hãy giới thiệu về bản thân bạn
Hãy bỏ qua những thông tin cá nhân mà bạn đề cập trong CV
Đây không phải lúc để bạn kể lể về cuộc sống cá nhân hay thông tin quê quán gốc gác mà phải tập trung vào giá trị tiềm năng của bản thân, vào những gì mình có thể cống hiến cho công ty. Vì vậy, hãy bỏ qua những thông tin cá nhân mà bạn đã “kê khai” trong CV xin việc.
Lúc này, nhà tuyển dụng muốn biết được bạn là ai, muốn được nghe về những thành tựu của bạn chỉ trong 1 vài câu ngắn gọn. Đây cũng là thời khắc mà bạn dễ dàng “lấy lòng” người phỏng vấn ngay từ những phút đầu gặp mặt.
-
Hãy mô tả bản thân bạn bằng một từ?
Câu hỏi tưởng chừng đơn giản này nhưng lại khiến ứng viên trở nên lúng túng. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn khám phá tính cách, sự tự tin, khéo léo của bạn như thế nào. Chỉ dùng 1 từ ngắn gọn để nói về bản thân không phải là điều dễ dàng với nhiều người. Đặc biệt, bạn không biết nhà tuyển dụng đang mong chờ tính cách gì ở mình.
Tập trung vào những điểm mạnh của bạn liên quan đến công việc
Thông thường, với dạng câu hỏi này, ứng viên nên nhắc đến đặc tính tốt nhất của bạn phù hợp với công việc ứng tuyển. Ví dụ như: những kỹ năng mềm, có khả năng chịu áp lực tốt, đam mê công việc, trách nhiệm với công việc, trung thực… chẳng hạn.
-
Sở trường và sở đoản của bạn là gì?
Chắc chắn ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu. Vì vậy, bạn đừng “dại dột” khẳng định rằng mình không có nhược điểm nào. Điều này sẽ cho thấy bạn thiếu thành thật với người phỏng vấn hoặc đang quá tự tin về bản thân. Điểm mạnh thì dễ nói nhưng nói về điểm yếu như thế nào là khéo léo nhất? Hãy chọn một vài mặt tích cực để nói về điểm yếu. Hoặc ít nhất bạn hãy nói về những hành dộng tích cực mà bạ đang cố gắng để khắc phục những nhược điểm này.
Dường như mọi cuộc phỏng vấn đều xuất hiện câu hỏi này. Vì vậy, để tránh tình trạng “như gà mắc tóc”, bạn nên chuẩn bị sẵn câu trả lời trước khi tham gia vào cuộc phỏng vấn.
Thành thật một cách “khéo léo” khi nhắc đến điểm yếu
-
Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?
Họ tò mò muốn biết điều gì khiến bạn hứng thú khi tìm hiểu về công việc cũng như công ty họ. Và nếu bạn không có sự hiểu biết nào về những điều bạn sẽ gây mất “điểm” với nhà tuyển dụng không ít.
Qua đó, bạn cũng cần thể hiện bản thân đôi chút. Hãy nói về sự yêu thích của bạn dành cho công việc, bạn đã làm được những gì trước đây, bạn dự định sẽ đóng góp như thế nào cho công ty của họ.
Tìm hiểu công việc và công ty ứng tuyển là điều ban nhất định phải làm trước phỏng vấn
-
Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ
Dường như trong hầu hết mọi cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng đều rất “tò mò” về điều này. Hãy cẩn trọng, nếu không khéo léo bạn có thể gây hiểu nhầm về câu trả lời của mình. Đặc biệt, lúc này bạn tuyệt đối không được nói “xấu” công ty, sếp cũ dù sự thật có đúng như vậy.
Gần như trong hầu hết cuộc phỏng vấn nhà tuyển dụng đều để cập đến câu hỏi này.Có thể thấy, họ rất tò mò muốn biết lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ.