Không phải ai cũng may mắn “đầu quân” cho một công ty phù hợp ngay từ lần đầu tiên. Trên bước đường sự nghiệp, có thể bạn phải “nhảy” từ công ty này sang công ty khác ít nhất 1 lần. Nếu bạn băn khoăn mình có nên “nhảy việc” trong lúc này? Hãy cân nhắc điều này khi bạn đã suy xét những điều sau đây.
Nội dung
Gỡ rối giúp bạn: “Có nên nhảy việc không?”
Có câu nói mang ý nghĩa rằng: “Nếu công việc là đam mê của bạn, thì mỗi ngày bạn không phải đi làm”. Điều này cho thấy tầm quan trọng của một công việc phù hợp, một công ty tốt sẽ “giữ chân” bạn gắn bó lâu dài.
Thời gian ở văn phòng của bạn ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu công ty không phải là nơi phù hợp; bạn cảm thấy chán chường mỗi sáng bắt đầu đến văn phòng; bạn làm việc một cách thụ động và uể oải… Những điều này khiến bạn vô cùng ngột ngạt. Bạn xứng đáng được làm việc một cách vui vẻ. Và đôi khi, từ bỏ để tìm đến những điều tốt đẹp hơn là một lựa chọn sáng suốt.
Nhưng trước khi đưa ra bất cứ quyết định vội vàng nào, hãy cân nhắc xem những gì phù hợp nhất với bạn. Đừng quên rằng, khi vẫn đang đi làm, bạn có nhiều khả năng tìm được việc mới hơn. Bởi vậy trước khi làm điều gì khiến bản thân phải hối tiếc, hãy đánh giá lại tình hình một lần nữa rồi hãy quyết định xem có nên nghỉ việc hay không.
Dưới đây là 4 tiêu chí giúp bạn đánh giá công việc hiện tại của mình.
1. Ước mơ của bản thân
Thăng tiến trong công việc là lý tưởng lâu dài mà ai cũng muốn hướng đến. Nhưng trước hết hãy xác định rõ đích đến của mình, nếu không bạn sẽ nhảy việc một cách mông lung và không có chủ đích.
Thông thường, bạn cần đặt ra những mục tiêu sự nghiệp của mình từ ngắn hạn cho đến dài hạn. Hãy tự trả lời những câu hỏi như:
– Mình muốn bản thân sẽ trở thành người thế nào trong 2 năm, 5 năm hay 10 năm nữa?
– Công việc hiện tại có giúp mình thực hiện ước mơ không?
– Mình đang có những gì để thực hiện ước mơ đó?
2. “Tài sản” của bạn
Bạn sẽ thực sự hài lòng khi công việc hiện tại có thể giúp bạn áp dụng triệt để những kỹ năng đang có, đồng thời được bổ sung những gì còn thiếu sót. Nếu cảm thấy bạn không có nhiều cơ hội để khai thác tiềm năng, phát triển bản thân thì có thể môi trường này chưa đủ sức giúp bạn bộc lộ hết mình.
Có thể bạn quan tâm:
- Nghệ thuật đàm phám lương THẦN THÁI như “BOSS”
- Bạn đã biết cách tìm việc làm lương cao?
- Câu trả lời Khôn Ngoan Nhất Khi Nhà Tuyển dụng hỏi lương hiện tại!
3. Chính sách lương thưởng
Lương thưởng và chế độ đãi ngộ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng nhưng không phải là tất cả. Lương cao chưa chắc đã khiến bạn hài lòng. Chính sách lương thưởng tốt cần tương xứng với những công sức, đóng góp bạn đã bỏ ra. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không được ghi nhận xứng đáng, hãy cân nhắc.
4. Người lãnh đạo
Người lãnh đạo có một vai trò vô cùng quan trọng, bởi đây là người trực tiếp quản lý, truyền cảm hứng cho bạn. Quan hệ trục trặc với sếp là lý
do chủ yếu khiến người ta muốn đi tìm việc mới. Hãy cân nhắc rằng, nếu có mâu thuẫn có phải xuất phát từ sếp hay không? Liệu họ có thấu hiểu, quan tâm đến quyền lợi của bạn hay không?…
Sau khi đã trả lời được những câu hỏi trên, hi vọng bạn sẽ có những quyết định sáng suốt và đúng đắn nhất.