Càng về cuối năm, người lao động chúng ta dường như có thêm nhiều động lực để tăng tốc làm việc: Cố gắng gấp đôi thậm chí gấp ba để hoàn thành chỉ tiêu; tích cực “cày cấy” để thoải mái mạnh tay ở những bữa tiệc, sắm sửa chút đồ đạc cho bản thân và hơn hết là mơ về khoản tiền thưởng cho công sức cống hiến của 1 năm vừa qua.
Trong khi với thế hệ người trẻ hiện nay, nhảy việc được ví như nét “văn hóa kinh điển”, họ sẵn sàng nhảy việc khi có một lý do đủ thuyết phục bản thân như là tìm môi trường làm việc tốt hơn, có mức lương cao hơn, thậm chí là cơ hội thăng tiến nhanh hơn thì mối quan tâm hàng đầu trước khi đi đến quyết định của mình vẫn phải là “thời điểm nào sẽ thích hợp nhất để bước sang trang mới.”
Khi anh bạn đồng nghiệp Jone.D thân mến của tôi nói về kế hoạch nhảy việc cuối năm để chuyển sang một công ty khác, hầu hết ý nghĩ trong đầu tôi chỉ là “thật điên rồ!”, “anh định vứt bỏ mớ tiền thưởng kia à” hay “bình tĩnh lại đi, nếu anh nhảy việc bây giờ, cơ hội sẽ khó hơn nhiều so với sau Tết đấy”. Nhưng sau đó tôi đã phải xem xét lại quan điểm của mình khi nghe Jone.D phân tích những lợi ích thật sự của điều đó. Và tôi nghĩ bạn có thể sẽ cần cho lần quyết định chuyển việc tiếp theo của mình!
Có thể bạn quan tâm:
Lý do Nhà tuyển dụng từ chối bạn
Cách viết CV CHUẨN và CHẤT LƯỢNG
Ít cạnh tranh khi tìm việc
Không thể phủ nhận, sức hấp dẫn khó cưỡng của khoản thưởng cuối năm luôn là một trong những tảng đá to nhất ngăn cản các ứng viên chấp nhận công việc mới. Vì thế, số lượng ứng viên tìm việc làm dịp Tết sẽ rất thấp và bất kỳ ai quyết định thay đổi công việc trong thời gian này sẽ có một lợi thế khá lớn, đó là tỷ lệ cạnh tranh cho 1 chiếc ghế đã được giảm xuống đáng kể.
Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số nhà tuyển dụng phải “vắt chân” để tìm đủ nhân sự đáp ứng lượng công việc đồ sộ cuối năm, mức độ xét tuyển theo đó cũng giảm bớt gay gắt hơn. Ở mặt khác, nhiều công ty sẽ hiểu được tâm lý chần chừ của ứng viên là mức thưởng cuối năm và lương tháng 13, từ đó, họ sẽ tung ra các gói phúc lợi hấp dẫn để thu hút nhân tài cho dù là lính mới đi chăng nữa. Và biết đâu được bạn sẽ may mắn tìm được công việc mơ ước trong thời điểm “dễ thở” như thế này đúng không?
Nhận được mức thu nhập tốt hơn
Trong số những lý do chính đáng để nhảy việc, lương bổng chính là động lực lớn nhất và hầu hết các nhân viên nhảy việc đều mong ước công việc mới sẽ giúp họ có được mức lương tốt hơn. Tốt nhất là phải cao hơn mức lương tăng hằng năm ở công ty cũ.
“Theo tổ chức Legal Technology Solutions (LTS), với một nền kinh tế phát triển tốt, nhân viên khi nhảy qua môi trường làm việc mới sẽ được tăng ít nhất 20% lương, so với mức tăng mỗi năm chỉ từ 5-10%”. Và việc ở lại một vị trí hơn 2 năm với mức lương không đổi sẽ làm chúng ta bị mất hụt đến hơn 50% tổng số lương của cả cuộc đời.
Tất nhiên không phải cứ nhảy việc đồng nghĩa với lương sẽ tăng! Lời khuyên cho bạn là hãy học cách định giá chính xác cho bản thân mình. Nên nhớ, nếu bạn có năng lực thực sự và xứng đáng nhận được mức lương tốt hơn nhưng công ty hiện tại không thể đáp ứng được thì bạn có quyền ra đi.
Có cơ hội phát triển sự nghiệp
Ngoài tiền lương, cơ hội thăng tiến ở một vị trí cao hơn là yếu tố tiếp theo thu hút chúng ta nhảy việc cuối năm, bởi vì chúng ta tin rằng công ty mới với hy vọng mới sẽ mang đến nhiều cơ hội để chứng tỏ bản thân. Đặc biệt, ở những công ty quy mô vừa và nhỏ thường sẽ có sự giới hạn phát triển kinh doanh ở một khoảng an toàn nhất định, không có điều kiện để đáp ứng các chính sách đãi ngộ lý tưởng, do đó kéo theo giới hạn sự phát triển của người nhân viên.
Thêm vào đó, ở nhiều công ty khác, chức vụ còn có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng công việc, trách nhiệm và tiền lương. Nhân viên càng giữ chức vụ cao đồng nghĩa với thu nhập cũng phải được tăng lên tương xứng.