Khi bắt đầu tìm việc làm, ai cũng đều luôn mong muốn mình tìm được một công việc phù hợp, lương ổn. Đó cũng chính là lúc bạn cần tìm hiểu và viết CV để gửi đến nhà tuyển dụng. Đối với ngành bán hàng cũng không phải là ngoại lệ. Trước khi có cơ hội trực tiếp thuyết phục nhà tuyển dụng, bạn cần gửi đến họ CV xin việc thật chuyên nghiệp và ấn tượng. Viết CV chuyên nghiệp khi tìm việc làm nhân viên kinh doanh là một trong những cách tạo thuận lợi giúp bạn dễ dàng trúng tuyển công việc mơ ước.
Nội dung
- CV xin việc có ý nghĩa gì?
- Cách viết CV chuyên nghiệp khi tìm việc làm nhân viên kinh doanh
- 1. Giới thiệu thông tin cá nhân một cách ngắn gọn
- 2. Học vấn – Chú ý những bằng cấp có lợi cho công việc
- 3. Kinh nghiệm làm việc – Làm nổi bật những thành tích mà bạn đã đạt được
- 4. Kỹ năng – Hãy liệt kê những kỹ năng của bạn hỗ trợ tốt cho vị trí nhân viên kinh doanh
- 5. Sở thích của bạn
- 6. Thông tin người tham khảo
CV xin việc có ý nghĩa gì?
CV xin việc chính là “chiếc cầu nối” truyền tải với nhà tuyển dụng những thông tin cá nhân, trình độ, kinh nghiệm của bạn như thế nào. Từ đó thể hiện sự mong muốn của bạn với công việc đó. Với CV xin việc tìm việc làm nhân viên kinh doanh, bạn cần phải trau chuốt, chú ý ngay cả những yếu tố chi tiết nhất, biết lựa chọn những điểm mạnh nổi bật để thuyết phục với nhà tuyển dụng rằng, bạn là người phù hợp với công việc ứng tuyển.
Cách viết CV chuyên nghiệp khi tìm việc làm nhân viên kinh doanh
- Mẫu CV chuẩn nhất 2017 dành cho nhân viên kinh doanh
- Có nên ghi mức lương vào CV xin việc hay không?
Để có một bản CV hay, bạn không nên copy và paste mẫu CV chung chung dành cho tất cả ngành nghề. Bởi mỗi lĩnh vực sẽ mang tính chất đặc thù riêng. Đặc biệt, với CV ứng tuyển nhân viên kinh doanh, bạn cần tìm hiểu trước về công việc, tính chất ngành nghề để từ đó có sự chắt lọc và đưa vào CV những yếu tố “đắt giá” mới có thể tạo nên sự khác biệt ấn tượng giữa vô số ứng viên tiềm năng khác.
Tham khảo mẫu CV chuẩn nhất 2017 dành cho nhân viên kinh doanh, 1001vieclam sẽ gợi ý bạn cách trình bày thông minh trong các phần ở bản CV như sau:
1. Giới thiệu thông tin cá nhân một cách ngắn gọn
Phần mở đầu sẽ cho biết những thông tin cá nhân của ứng viên như: Họ và tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ liên hệ email, số điện thoại)… kèm hình ảnh đại diện.
Rất nhiều ứng viên thường mắc lỗi là nêu ra nhiều thông tin cá nhân không cần thiết như ( nhân nhân, địa chỉ thường trú…) bởi chúng đã được ghi rõ trong sơ yếu lý lịch. Nếu thêm quá nhiều thông tin dài dòng sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy “oải” ngay lần đầu tiên đọc CV của bạn. Thay vào đó, hãy dành không gian để đưa vào những thông tin có lợi với công việc ứng tuyển. Điều đó sẽ mang lại kết quả tốt hơn cho bạn.
2. Học vấn – Chú ý những bằng cấp có lợi cho công việc
Trong phần này bạn cần liệt kê trình độ học vấn, chuyên ngành, năm tốt nghiệp, các bằng cấp liên quan…. Nếu có, bạn hãy nêu ra những thành tích nổi bật, bằng khen hay các chứng chỉ liên quan tới yêu cầu công việc mà bạn ứng tuyển….
3. Kinh nghiệm làm việc – Làm nổi bật những thành tích mà bạn đã đạt được
Các thông tin đi kèm dưới mỗi vị trí mà bạn đã làm không nên quá đơn giản chỉ là một bản tóm tắt mô tả công việc. Thay vào đó, để tạo ấn tượng sâu sắc hơn, bạn hãy nêu rõ vị trí, công việc, các thành quả đạt được và cách mà bạn đã làm để đạt được điều đó như thế nào. Đồng thời, nếu bạn dẫn chứng thêm những con số cụ thể trong các thành tích sẽ khiến nhà tuyển dụng có cơ sở để đánh giá cao hơn năng lực của bạn.
Với những ứng viên tìm việc làm nhân viên kinh doanh chưa có kinh nghiệm, bạn có thể chia sẻ những kinh nghiệm về công việc bán thời gian, các hoạt đông ngoại khóa, các câu lạc bộ… mà bạn tham gia trong quá trình học tập cũng có thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá được sâu hơn kĩ năng và con người của bạn.
4. Kỹ năng – Hãy liệt kê những kỹ năng của bạn hỗ trợ tốt cho vị trí nhân viên kinh doanh
Sau đây là gợi ý 5 kỹ năng cần có đối với một nhân viên kinh doanh mà bạn cần đưa vào CV xin việc của mình.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng giao tiếp – kỹ năng thuyết trình.
- Kỹ năng thuyết phục.
- Kỹ năng quản lý thời gian.
- Kỹ năng làm việc nhóm…
Các kỹ năng trên đều cần thiết và liên quan đến công việc. Vì vậy, bạn không nên một nêu một cách sáo rỗng mà cần cho nhà tuyển dụng biết bạn có được chúng nhờ đâu và việc bạn ứng dụng chúng trong công việc như thế nào.
5. Sở thích của bạn
Dù mang tính chất cá nhân nhưng phần này cũng góp phần thể hiện được con người, cá tính riêng của bạn. Các ứng viên nên trình bày chính xác những điều đúng với thực tế con người bạn và chúng phù hợp với công việc bạn ứng tuyển.
Thông thường, các ứng viên sẽ lựa chọn những sở thích mang tính “toàn dân” như: đọc sách, nghe nhạc, du lịch… Nhưng nếu chúng không thật sự là điều bạn thích thì không nên “đi theo số đông”. Bạn thử nghĩ xem nếu nhà tuyển dụng check một vài câu bên lề như: bạn thích sách gì? Của nhà văn nào? Tại sao bạn thích nó? Nếu không phải là sở thích của mình, bạn sẽ ậm ừ và rơi vào thế “bí”. Nếu nhà tuyển dụng nhận thấy một vài biểu hiện thiếu trung thực đó thì dĩ nhiên, độ tin cậy của bạn cũng bị giảm theo.
6. Thông tin người tham khảo
Mặc dù thường bị nhiều ứng viên “bỏ qua” nhưng với nhà tuyển dụng, thông tin về người tham khảo khá quan trọng. Với ứng viên tìm việc làm nhân viên kinh doanh, bạn nên ghi thông tin về người tham khảo là sếp hay đồng nghiệp tại nơi bạn làm việc. Đính kèm thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn về CV xin việc nhân viên kinh doanh của bạn.
Tạo một CV ấn tượng là cần thiết, tuy nhiên những thông tin mà bạn đưa ra phải thực sự ấn tượng đúng với con người của bạn. Bạn không nên tìm cách xây dựng một hình mẫu quá lý tưởng không đúng với bản chất của mình. Nhà tuyển dụng sẽ rất thông minh nhận ra điều đó khi đọc CV hoặc phỏng vấn bạn.
Khi đã tạo cho mình một bộ CV chất lượng, bước tiếp theo, hãy truy cập 1001vieclam.com để tìm việc làm nhân viên kinh doanh phù hợp nhất với mình.
Địa chỉ: 52 Trần Bình Trọng, P.5, Q.Bình Thạnh, HCM
Email: info@1001vieclam.com – Điện thoại: (+84 28) 6294 1251 – 6294 1341