Nhu cầu tuyển nhân viên kinh doanh hiện nay đang rất cao. Điều này cũng đồng nghĩa là ngoài bạn ra cũng có rất nhiều người khác đang trong công cuộc tìm việc làm nhân viên kinh doanh. Làm sao để vượt qua những ứng viên tài giỏi khác và chinh phục nhà tuyển dụng? Những tuyệt chiêu hạ gục nhà tuyển dụng khi tìm việc làm nhân viên kinh doanh sau đây sẽ là những chiến thuật rất hiệu quả dành cho bạn.
- Cách viết CV chuyên nghiệp khi tìm việc làm nhân viên kinh doanh
- Kinh nghiệm từ những lần ứng tuyển nhân viên marketing thất bại
Nội dung
- Tuyệt chiêu hạ gục nhà tuyển dụng khi tìm việc làm nhân viên kinh doanh
- Ai cũng có điểm yếu và bạn cần khéo léo khi nhắc đến
- Giữ phong thái tự tin và rạng rỡ
- Chuẩn bị trước những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nhân viên kinh doanh
- Thể hiện sự chuyên nghiệp trong suốt buổi phỏng vấn
- Tìm hiểu văn hóa công ty và tính chất công việc ứng tuyển
- Nhấn mạnh rằng bạn là người phù hợp nhất với công việc ứng tuyển
- Học cách “deal” lương
- Thư cảm ơn sau cuộc phỏng vấn
Tuyệt chiêu hạ gục nhà tuyển dụng khi tìm việc làm nhân viên kinh doanh
Ai cũng có điểm yếu và bạn cần khéo léo khi nhắc đến
Cách thông minh nhất là nói về điểm yếu không liên quan đến công việc ứng tuyển
“Điểm yếu của anh/ chị là gì?”- Đây dường như là câu hỏi mà khả năng đến 99% nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn trong buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, có thể vì tâm lý “sợ’ bị “rớt” nếu người phỏng vấn biết được điểm yếu của mình nên phần lớn ứng viên thường né tránh hoặc đưa ra một vài ưu điểm nào đó để “che” đi nhược điểm của mình. Nhưng với câu trả lời dạng này, nhà tuyển dụng sẽ rất nhanh để nhận ra “ý đồ’ của bạn.
Một cách ứng xử vừa khéo léo vừa hiệu quả là bạn hãy thành thật nêu ra những điểm yếu của mình nhưng đó phải là những điểm “không bà con họ hàng” gì với công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Ví du, khi ứng tuyển vị trí nhân viên kế toán, bạn có thể nói rằng bạn không giỏi viết lách chẳng hạn.
Giữ phong thái tự tin và rạng rỡ
Nhà tuyển dụng luôn muốn làm việc với những người tự tin
Thường mang tâm lý “phỏng vấn là một cuộc chiến, nhà tuyển dụng là kẻ địch” nên có rất nhiều ứng viên rơi vào tâm lý lo lắng, thậm chí là sợ hãi. Chính điều này càng khiến bạn trở nên căng thẳng và đôi khi khó có thể thể hiện hết những khả năng của mình trước nhà tuyển dụng.
Hãy nghĩ rằng, buổi phỏng vấn chỉ là cuộc trao đổi công việc giữa bạn và nhà tuyển dụng nên hãy cứ thoải mái. Luôn mỉm cười với một khuôn mặt tươi tắn sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng hơn là sự thể hiện căng thẳng, kém chuyên nghiệp. Đặc biệt, với những viên tìm việc làm nhân viên kinh doanh thì điều này càng quan trọng khi giao tiếp chính là một trong những kỹ năng cần có khi làm trong ngành này.
Chuẩn bị trước những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nhân viên kinh doanh
5 câu hỏi thường gặp khi dự tuyển nhân viên marketing
Chuẩn bị trước giúp bạn ứng biến tốt hơn
Tham dự buổi phỏng vấn, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đưa ra rất nhiều câu hỏi để kiểm tra năng lực ứng viên. Trong đó có nhiều câu hỏi rất “hóc búa”. Vị trí càng cao câu hỏi càng “khó đỡ”. Vì vậy, trước khi tìm việc làm nhân viên kinh doanh, bạn cần tham khảo trước những câu hỏi thường gặp và suy nghĩ trước câu trả lời cho riêng mình.
Thể hiện sự chuyên nghiệp trong suốt buổi phỏng vấn
Đôi khi, bạn có thể gặp những nhà tuyển dụng rất “quái chiêu”. Họ có thể làm “khó” bạn và quan sát cách bạn phản ứng lại như thế nào. Đôi khi những chi tiết rất nhỏ này cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả phỏng vấn.
Tìm hiểu văn hóa công ty và tính chất công việc ứng tuyển
Hãy dành thời gian tìm hiểu trước công việc mà bạn ứng tuyển
Rất nhiều nhà tuyển dụng ưa thích hỏi ứng viên những câu như: Bạn có biết công ty đang kinh doanh gì không? Bạn có tìm hiểu về công việc mình sẽ làm không?”… Nếu trả lời “trót lọt” những câu này, cuộc phỏng vấn của bạn sẽ “thuận buồm xuôi gió” hơn.
Nhấn mạnh rằng bạn là người phù hợp nhất với công việc ứng tuyển
Không nhất thiết nhà tuyển dụng lúc nào cũng chọn người giỏi nhất, nếu bạn là người phù hợp, họ cũng sẽ sẵn sàng mời bạn tham gia làm việc. Để thực hiện được điều này, bạn cần làm gì?
- “Nghiên cứu” thật kỹ phần “Mô tả công việc”.
- Đánh giá lại khả năng của bản thân
- Nhận định những gì bạn đang có phù hợp với công việc ứng tuyển.
- Nổi bật chúng trong CV xin việc và tự tin thể hiện trước nhà tuyển dụng.
Học cách “deal” lương
Mẹo trúng tuyển nhân viên marketing với mức lương cao
Bạn cũng cần biết cách thương lượng mức lương mong muốn
Lương thưởng là vấn đề khá tế nhị nên có khá nhiều ứng viên tỏ ra rè khi được đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, với những ứng viên đang ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh thì lại là câu chuyện khác.
Thông thường, nhân viên kinh doanh thường có chế độ lương không cố định như những vị trí khác. Họ thường có: lương cơ bản + lương doanh số + thưởng vượt chỉ tiêu… Vì vậy, trong quá trình phỏng vấn bạn đừng quên hỏi kỹ nhà tuyển dụng những vấn đề này thật rõ ràng.
Trong trường hợp nhà tuyển dụng đưa ra mức lương thấp hơn so với mong đợi của bạn, bạn có thể thực hiện chiến dịch “deal’ lương bằng cách thể hiện những điểm mạnh mà bạn đang có, những thành tích mà bạn đã đạt được trước đây ra sao… Với một ứng viên có năng lực thật sự, nhà tuyển dụng sẽ không để mất một ứng viên tiềm năng như bạn.
Thư cảm ơn sau cuộc phỏng vấn
Nhà tuyển dụng luôn đánh giá tốt những ứng viên gửi lời cám ơn đến họ
Sau cuộc phỏng vấn không phải là “xong” và bạn có thể thảnh thơi chờ đợi kết quả. Thay vào đó, hãy gửi đến nhà tuyển dụng một emil cám ơn người đã phỏng vấn bạn.Chắc chắn điều này sẽ giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và mong muốn công việc này với nhà tuyển dụng.