Khi nộp CV ứng tuyển vào một công việc mới các ứng viên (đặc biệt là những ứng viên trẻ tuổi) thường rơi vào cái bẫy muốn đi ra ngoài để chứng minh rằng họ đã chọn đúng công việc này. Thế nhưng có bao giờ bạn dừng lại và tự hỏi mình liệu công việc nào sẽ phù hợp với bạn ?
Có nhiều ứng viên chia sẻ rằng họ đã nộp rất nhiều hồ sơ xin việc và đã rất thất vọng về kết quả: không có bất kỳ lời mời phỏng vấn và cũng không nhận được thư mời nhận việc. Rất có thể, vấn đề của họ là vội vàng nộp CV sau khi đọc xong tiêu đề, mô tả công việc và yêu cầu mà thiếu sự cân nhắc, xem xét. Để đảm bảo vị trí ứng tuyển phù hợp với bạn và tăng cơ hội tìm được việc, trước khi đưa ra quyết định ứng tuyển hãy tự hỏi mình 7 câu hỏi sau đây:
Nội dung
- 1. Đây có thực sự là công việc phù hợp với bạn không?
- 2. Giá trị của bạn có phù hợp với công việc và công ty không?
- 3. Tính cách của bạn là gì?
- 4. Các kỹ năng quý giá nhất của bạn là gì?
- 5. Công việc đó sẽ giúp bạn phát triển sự nghiệp hơn ?
- 6. Bạn muốn thay đổi gì trong công việc hiện tại?
- 7. Bạn sẵn sàng từ bỏ điều gì?
1. Đây có thực sự là công việc phù hợp với bạn không?
Một câu hỏi rộng để chắc chắn và đưa ra quyết định, nhưng là một câu hỏi quan trọng. Tự hỏi tại sao bạn lại ứng tuyển cho vị trí công việc đó ? bạn có thích môi trường làm việc tại công ty đó không? Đó có phải là công việc mơ ước của bạn không ? Bạn muốn phát triển sự nghiệp của mình tại công ty đó không ? (Hoặc là bạn chỉ đơn thuần ứng dụng cho bất cứ vị trí công việc gì thâm chí những công việc đó không nằm trong kinh nghiệm chuyên môn của bạn ?) Bất cứ lý do là gì miễn là bạn nhận thức được vấn đề đó và bạn cảm thấy vẫn đang ổn với công việc mà bạn ứng tuyển. Nhưng nó có giá trị về mặt ý thức lý do của bạn trong quá trình nộp đơn CV.
2. Giá trị của bạn có phù hợp với công việc và công ty không?
Ví dụ về một vấn đề về giá trị có thể dao động từ nhỏ đến lớn. Tất nhiên, bạn sẽ không muốn làm việc trong một nhà máy chế biến thịt nếu bạn là người ăn chay, nhưng có những lý do phụ thuộc và giá trị của bạn có thể không phù hợp với một số công ty. Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy rằng các nhân viên trẻ có xu hướng đánh giá tính linh hoạt và cân bằng giữa công việc và cuộc sống cao hơn so với mức lương bổng, nếu một công ty không cung cấp thời gian làm việc linh hoạt hoặc cơ hội làm việc từ xa, thì những nhân viên đánh giá cao sự linh hoạt có thể không hạnh phúc khi làm việc tại công ty trong thời gian dài. Hoặc gia đình là một giá trị quan trọng đối với mỗi nhân viên, nhưng công ty đòi hỏi làm nhiều giờ và thậm chí làm vào những ngày cuối tuần, điều đó có thể tạo ra sự xung đột về giá trị.
3. Tính cách của bạn là gì?
Tính cách công việc của bạn có thể bao gồm những thứ như thích làm việc một mình hoặc trong một nhóm? Bạn là một nhà lãnh đạo hay một người theo dõi? Bạn có muốn hợp tác với những người khác hoặc cạnh tranh không? Bạn có phải là người sáng tạo cần sự linh hoạt, hay một nhà tư duy logic, người thích làm việc theo thói quen? Nói chung, không có câu trả lời đúng hay sai nhưng hữu ích khi biết bạn thích gì hơn để bạn có thể xác định liệu tính cách công việc của bạn có phù hợp với văn hóa của công ty bạn đang ứng tuyển hay không. Một người sáng tạo, thich sự hợp tác có thể không phát triển mạnh trông một công việc bán hàng đòi hỏi sự cạnh tranh cao, nơi nhân viên phải cạnh tranh, đọ sức với nhau để đáp ứng được yêu cầu KPI mỗi tháng.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:
- Làm sao điều chỉnh hồ sơ xin việc phù hợp cho bất kỳ công việc nào
- Làm việc bán thời gian – Sinh viên được gì?
- Nghệ thuật đàm phám lương THẦN THÁI như “BOSS”
4. Các kỹ năng quý giá nhất của bạn là gì?
Các doanh nghiệp thường nói về “nghệ thuật bán hàng độc đáo” là điều khiến họ cạnh tranh được với các đối thủ. Còn bạn là một ứng viên , bạn cũng có những kỹ năng riêng biệt của bản thân mình, bạn có kỹ năng, kinh nghiệm hoặc đặc điểm tính cách của bạn giúp bạn nổi trội hơn so với những người khác. Khi bạn đang suy nghĩ về điều này, đừng dừng lại ở các mô tả hời hợt hoặc phổ biến như “là người làm việc quy tắc” hoặc “đúng giờ”. Đào sâu và thực sự nghĩ về những phẩm chất độc đáo mà bạn mang đến cho công việc của mình mà công ty sẽ đánh giá cao.
5. Công việc đó sẽ giúp bạn phát triển sự nghiệp hơn ?
Nếu bạn từ bỏ công việc hiện tại vì thiếu cơ hội phát triển, hoặc nó không nằm trên con đường sự nghiệp mà bạn thực sự muốn, điều cần thiết là đảm bảo rằng bất kỳ vị trí mới nào cũng sẽ khắc phục được những vấn đề đó. Một chương trình đào tạo miễn phí không phải là cách duy nhất có thể giúp bạn phát triển trong sự nghiệp. Đó là giá trị bạn cần tìm ra nếu một công ty cung cấp các chương trình đào tạo liên tục hoặc cố vấn giúp bạn có thể đến nơi bạn muốn đến. Vế nếu bạn không biết chính xác nơi bạn muốn hướng đến, bây giờ là lúc để bạn suy nghĩ lại và tìm ra câu trả lời cho riêng mình trước khi ứng tuyển.
6. Bạn muốn thay đổi gì trong công việc hiện tại?
Bạn có thể biết tại sao bạn muốn rời bỏ công việc hiện tại của mình, nhưng bạn có nghĩ bạn có thể thay đổi được những gì để nó tốt hơn ? Đôi khi một số nhân viên rời bỏ công việc vì lý do cá nhân, như một đồng nghiệp khó chịu hay Sếp ko hiểu nhân viên. Lần khác, bạn muốn quyết định rời đi vì công việc không có đủ thách thức, không có bất kỳ cơ hội tăng trưởng nào hoặc thậm chí đường tới công ty của bạn quá xa. Đừng quên hoặc che giấu những lý do khiến bạn không hài lòng với công việc hiện tại và trước đây của mình, bạn có thể làm gì để đảm bảo rằng bạn sẽ không gặp phải những vấn đề này trong công việc mới của mình ?
7. Bạn sẵn sàng từ bỏ điều gì?
Điều này nghe có vẻ giống như một câu hỏi kỳ quặc, nhưng đó là một cách tuyệt vời để giúp xác định điều gì thực sự quan trọng đối với bạn. Nếu một cơ hội tuyệt vời đến cùng nhưng không bao gồm… X, bạn vẫn sẽ nhận công việc? Yếu tố X của bạn có thể là bất cứ điều gì: thời gian linh hoạt, hỗ trợ tiền ở, cà phê miễn phí trong phòng nghỉ, lợi ích sức khỏe, kế hoạch nghỉ hưu, thời gian nghỉ lễ, mức lương bạn muốn…
Khi bạn đã dành thời gian suy nghĩ về những câu hỏi này, bạn có thể tự tin đánh giá liệu bạn có phù hợp với công việc bạn chuẩn bị ứng tuyển hay không. Nó nghe có vẻ phản khoa học khi yêu cầu một công việc chỉ cần phù hợp với kinh nghiệm và chuyên môn của bạn là đủ, nhưng về lâu dài bạn và sếp tương lai của mình có thể hợp tác và làm việc với nhau lâu hơn khi bạn tự tin rằng bạn sẽ hạnh phúc và thoái mái với môi trường làm việc mới.