Các nhà tuyển dụng thường sử dụng CV nhiều hơn Resume, tuy nhiên điều mà họ quan tâm ở ứng viên chính là Resume chứ không phải CV. Vì vậy, Resume được xem như chìa khóa giúp bạn mở cánh cửa đến công việc mà mình mong ước. Nếu bạn vẫn băn khoăn không biết Resume của mình đã thật sự chuyên nghiệp và ấn tượng hay chưa, trước tiên hãy xem xét lại liệu bạn có “vô tình” phạm phải các lỗi 8 lỗi thường gặp trong Resume sau đây hay không. Trong công cuộc cạnh tranh với các ứng viên tiềm năng khác, nếu bạn vẫn gửi đi những lá thư xin việc cẩu thả thì xem như bạn đã tự đánh mất các cơ hội của mình.
Nội dung
- 8 lỗi thường gặp trong resume mà nhà tuyển dụng ghét nhất
- Không mở được tập tin đính kèm
- Địa chỉ email không chuyên nghiệp
- Resume được trình bày một cách khó đọc và sai lỗi
- Đưa vào những kỹ năng không cần thiết
- Kỹ năng “biết sử dụng Microsoft Word/ Excel/ Power Point”
- Sử dụng đại từ nhân xưng trong Resume
- Sai chính tả và ngữ pháp
- Liệt kê các công việc không liên quan đến vị trí đang ứng tuyển
8 lỗi thường gặp trong resume mà nhà tuyển dụng ghét nhất
-
Không mở được tập tin đính kèm
Hãy chắc chắn rằng resume của bạn tất cả các máy đều đọc được
Đây là sự sơ suất của ứng viên trong các lỗi thường gặp trong Resume. Cho dù trong Resume của bạn viết rất hay về kinh nghiệm, thành tích nhưng nếu nhà tuyển dụng không đọc được tập tin đính kèm thì cơ hội của bạn cũng gần như bị mất. Để tránh trường hợp này, bạn nên chú ý lưu Resume dưới định dạng dành cho tất cả các thiết bị đều đọc được hoặc không bị thay đổi nếu được xem ở máy khác.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia nhân sự, định dạng PDF nên là lựa chọn tối ưu của bạn. Bởi chúng giữ nguyên cách trình bày của bạn, tương thích với mọi thiết bị máy tính và cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp của hồ sơ xin việc.
-
Địa chỉ email không chuyên nghiệp
9 lỗi email tai hại khiến bạn chẳng bao giờ được hẹn phỏng vấn
Thể hiện sự chuyên nghiệp ngay cả trong những điều nhỏ nhất
Xin việc làm là lúc bạn cần thể hiện sự trưởng thành và chuyên nghiệp của mình, điều này cũng sẽ được bộc lộ qua nhiều chi tiết nhỏ nhặt. Vì vậy, nếu vẫn đang sử dụng những địa chỉ mang tính chất “gà bông” như: co_gai_bong_bong12@gmail.com hay cong_tu_lang_man@yahoo.com thì đã đến lúc bạn cần tạo một email mới cho mình.
Một địa chỉ email được xem là chuyên nghiệp là bạn nên dùng chính tên của bạn và đừng nên tạo ra một email quá phức tạp. Và hãy cẩn thận kiểm tra địa chỉ email liên hệ của bạn đã đúng chưa trước khi gửi đi.
-
Resume được trình bày một cách khó đọc và sai lỗi
Hãy trình bày resume rõ ràng và dễ đọc
Nhà tuyển dụng thường có thói quen nhìn lướt qua Resume của bạn để xem cách trình bày như thế nào rồi mới bắt đầu đọc nội dung. Vì vậy, trình bày đẹp, hợp lý cũng chính là yếu tố giúp bạn ghi “điểm”.
- Lựa chọn font chữ
Có rất nhiều bạn lựa chọn các font chừ ngoằn ngèo, “nghệ thuật” nên vô hình chung khiến resume rất khó đọc. Với thư xin việc, bạn nên sử dụng font chữ “Times New Roman” với kích cỡ chữ 12 là phù hợp. Font này khá phổ biến khi được sử dụng trong các văn bản hành chính. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn font chữ đơn giản khác cũng rất được ưa chuộng như Arial, Tahoma.
Trong hồ sơ xin việc thông thường, bạn chỉ nên sử dụng 1 font chữ để tạo nên sự đồng nhất và gọn gàng. Riêng với các ứng viên ứng tuyển trong các lĩnh vực nghệ thuật, đồ họa… thì bạn có thể sáng tạo và phá cách trong resume của mình, tuy nhiên vẫn khuyến khích là không nên quá 2 font chữ.
- Căn chỉnh lề văn bản thật ngay ngắn.
- Làm nổi bật những ý chính bằng cách bôi đen hoặc in nghiêng một cách thống nhất.
- Sử dụng tính năng bullet point để hệ thống các ý nhỏ.
-
Đưa vào những kỹ năng không cần thiết
Điều mà nhà tuyển dụng quan tâm là những kỹ năng tốt cho công việc
Thông thường, ứng viên sẽ đưa vào các kỹ năng để chứng tỏ rằng mình phù hợp với công việc ứng tuyển. Tuy nhiên, bạn không nên quá ôm đồm ở mục này. Tốt nhất bạn chỉ nên nêu ra những kỹ năng mà bạn thật sự thành thục và chúng “liên quan” đến vị trí này. Bởi điều nhà tuyển dụng cần là những gì bạn làm tốt và chúng giúp ích gì cho công việc sau này.
-
Kỹ năng “biết sử dụng Microsoft Word/ Excel/ Power Point”
Có nhiều ứng viên đưa kỹ năng này vào Resume của mình, tuy nhiên thực tế nhà tuyển dụng lại không mấy ấn tượng với chúng. Bởi đây được xem như những kỹ năng cơ bản mà hầu hết sinh viên nào cũng cần phải biết nên đây không được xem là kỹ năng nổi bật trong công việc.
-
Sử dụng đại từ nhân xưng trong Resume
Bạn chỉ nên xưng “tôi” khi viết về “mục tiêu nghề nghiệp”
Đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất – “Tôi” không phải lúc nào cũng thích hợp dể đưa vào Resume, chúng chỉ cần thiết khi bạn nói về mục tiêu nghề nghiệp của mình. Còn lại những phần khác, bạn chỉ nên liệt kê phần câu gồm nội dung chính mà không có chủ ngữ.
Ví dụ khi nói về kinh nghiệm làm việc:
- Phụ trách xây dựng chiến lược kinh doanh bánh ABC trong 2 quý đầu năm, giúp tăng doanh thu hơn 15%.
- Quản lý và điều động nhân viên đến các đại lý trong khu vực.
-
Sai chính tả và ngữ pháp
1 trong 8 lỗi thường gặp trong Resume là sai chính tả và ngữ pháp. Mắc những lỗi cơ bản này sẽ khiến Resume của bạn mất điểm trầm trọng trong mắt nhà tuyển dụng, họ có thể cho rằng bạn là người cẩu thả và thiếu trách nhiệm trong công việc. Bạn nên kiểm tra thật kỹ chính tả cũng như ngữ pháp của mình càng nhiều lần càng tốt.
- Các mẫu CV xin việc hay nhất 2017 cho tất cả các ngành (Phần 1)
- Các mẫu CV xin việc hay nhất 2017 cho tất cả các ngành (Phần 2)
-
Liệt kê các công việc không liên quan đến vị trí đang ứng tuyển
Hãy lựa chọn những thông tin “đắt giá ” để đưa vào resume của mình
Resume khác với CV, bạn không thể đưa tất cả mọi thứ vào trong đó mà chỉ nên chọn lọc những kinh nghiệm, kỹ năng mà bạn thấy phù hợp với công việc ứng tuyển.
Ví dụ, nếu bạn đang muốn ứng tuyển vị trí nhân viên văn phòng thì việc bạn từng làm nhân viên bán hàng quần áo part time là điều không liên quan. Tuy nhiên, nếu bạn là một sinh viên mới ra trường còn chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn có thể đưa ra những công việc làm thêm này hoặc những hoạt động cộng đồng bạn đã tham gia vào Resume của mình.
Thông thường các nhà tuyển dụng chỉ dành ra khoảng 6 giây để lướt qua Resume của một ứng viên để quyết định có đọc tiếp hay không. Nếu Resume của bạn quá dài dòng, trình bày lan man thì rất có thể chúng sẽ bị bỏ qua. Vì vậy, với một Resume lý tưởng, bạn chỉ nên gói gọn thông tin không quá 1 trang A4 và “tránh xa” những lỗi thường gặp trong Resume nêu trên.
.
Comments 1