- Bạn đã làm việc lâu năm tại công ty nhưng lương vẫn “dậm chân tại chỗ”?
- Bạn cảm thấy mình làm tốt công việc và hoàn toàn xứng đáng một mức lương cao hơn?
Như bạn Minh Phương có bày tỏ dưới đây:
“Mình đi làm đã hơn 1 năm và hiện tại mức lương không hề tăng so với lúc mới vào. Nghiêm túc mà nói thì em cũng suy nghĩ nhiều và băn khoăn không biết mình có nên đề nghị được tăng lương không hay chờ 1 ngày công ty tự động tăng lương.”
Băn khoăn của bạn Phương chắc hẳn cũng là vấn đề mà nhiều người đang suy nghĩ. Theo một khảo sát, có đến 2/3 số người lao động đòi tăng lương ít nhất một lần. Điều này cũng có thể hiểu rằng, nếu bạn không chủ động đề cập đến mức lương mong muốn mà chỉ im lặng và chờ đợi thì việc tăng lương sẽ rất khó xảy ra. Đặc biệt, ngay cả sếp cũng nhìn thấy những nỗ lực, thành tích của bạn thì họ cũng hiếm khi chủ động tăng lương nếu bạn không có động thái gì.
Tuy nhiên, để mong muốn của bạn trở thành hiện thực, về phần mình, bạn cũng cần có lý do để thuyết phục sếp:
Nội dung
1. Nỗ lực để chứng minh năng lực bản thân
Thời gian làm việc, cuộc sống khó khăn, đã đến định kỳ tăng lương… không phải là những lý do thuyết phục để bạn được tăng lương. Những ông chủ thường chỉ quan tâm đến việc bạn làm việc như thế nào, bạn đóng góp gì cho công ty. Vì vậy, để chắc chắn phần thắng, bạn cần nỗ lực trong công việc, chủ động học tập và đạt được những thành tích tốt. Sẽ không có ông chủ nào có thể khước từ nguyện vọng của nhân viên nếu họ là người giỏi.
2. Nhắc đến những thành tích gần đây nhất
Nếu những gì bạn đã thể hiện vẫn chưa đủ để thuyết phục sếp tăng chấp nhận đề nghĩ của bạn? Thì điều bạn nên làm là nói rõ hơn những thành công mà bạn có được trong thời gian gần đây, đó sẽ là bằng chứng xác đáng nhất giúp bạn ghi điểm với sếp.
3. Bạn đã khảo sát thị trường chưa?
Chắc chắn sếp sẽ hỏi bạn muốn tăng lương bao nhiêu? Lúc này, bạn cần nắm rõ trên thị trường, mức lương cho vị trí của bạn bao nhiêu? Năng lực của bạn và khả năng chi trả của công ty như thế nào. Mức lương mà bạn mong muốn sẽ phải dựa trên những tiêu chí này và sếp của bạn cũng sẽ có sự cân nhắc dựa trên chúng.
Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng “duyệt”. Hãy chuẩn bị tâm lý nếu bị sếp từ chối. Chắc chắn sẽ có những trường hợp yêu cầu bị từ chối. Vậy nên, bạn cần chuẩn bị tâm lý trước cho điều này.
Lúc này, bạn sẽ làm gì? Bạn nên đưa ra những dẫn chứng thuyết phục rằng bạn đã nỗ lực như thế nào, bạn làm được những gì cũng như chia sẻ những mục tiêu trong thời gian tới. Có thể, sếp sẽ cân nhắc lại đề nghị của bạn.
Những điều không nên làm nếu bạn muốn mong muốn của mình được sếp “duyệt”
- Ngại ngùng không dám đề nghị tăng lương: Nếu sau khi suy xét,bạn tự tin là mình xứng đáng nhận được một mức lương tốt hơn thì hãy mạnh dạn thể hiện điều đó.
- Lấy lý do khó khăn cá nhân: Khó khăn của riêng bạn không hề liên quan đến công ty cũng như công việc. Hãy tập trung vào lý do công việc và thành tích để thuyết phục sếp.
- Yêu cầu tăng lương ở mức phi thực tế: Bạn cần dựa vào tình hình của công ty, mức lương thị trường cho vị trí hiện tại như thế nào để đưa ra lời đề nghị phù hợp.
- Liên tục đề nghị tăng lương: Nhiều công ty sẽ có chính sách tăng lương định kỳ nhưng nếu công ty bạn không có chế độ này, và bạn liên tục đưa ra đề nghị sẽ khiến sếp cảm thấy “khó chịu” ít nhiều.
Nhân đây, chúng tôi gợi ý đến bạn một vài biểu mẫu đề nghị tăng lương mới nhất 2019, bạn có thể tham khảo và dễ dàng download.