1001vieclam Blog
No Result
View All Result
1001vieclam Blog
No Result
View All Result
1001vieclam Blog
No Result
View All Result

Làm sao để nghỉ việc một cách Lịch thiệp và Chuyên nghiệp?

Oanh Vo by Oanh Vo
July 12, 2019
in Kỹ năng làm việc
0 0
0
Làm sao để nghỉ việc một cách Lịch thiệp và Chuyên nghiệp?
1
SHARES
9
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Bạn tìm thấy 1 công việc mới? Bạn quyết định bắt đầu kinh doanh? Bạn muốn quay trở lại việc học?… Dù đó là lý do gì thì cũng đã đến lúc bạn cần ngừng công việc hiện tại để theo đuổi mục tiêu của mình. Tuy nhiên, nghỉ việc không đơn giản là thông qua 1 tờ đơn xin nghỉ, mà cần có sự chuẩn bị trước. Là một người đi làm, hãy chắc chắn rằng bạn nghỉ việc một cách lịch thiệp và chuyên nghiệp.

Nội dung

  • 1. Dự trù trước thời gian
  • 2. San sẻ trước với những người đồng nghiệp
  • 3. Gặp gỡ trực tiếp với sếp của bạn
  • 4. Hãy chuẩn bị cho mọi phản ứng từ sếp
  • 5. Rời đi một cách lịch thiệp

1. Dự trù trước thời gian

Theo lời khuyên từ Rusty Rueff – một nhà cố vấn nhân sự, thời gian lý tưởng nhất mà bạn nên bắt đầu cho việc nghỉ việc của mình là trước đó 3 tháng.

Bằng cách hãy chia sẻ với người quản lý biết về những định hướng nghề nghiệp của bạn trước khoảng 3 tháng khi bạn dự định nghỉ việc. Nói về những gì bạn đang tìm kiếm trong sự nghiệp, những gì bạn hi vọng mình sẽ đạt được… Sau đó, khi bạn chính thức xin nghỉ việc, sếp của bạn sẽ có sự chuẩn bị và thấu hiểu hơn.

2. San sẻ trước với những người đồng nghiệp

Hãy cố gắng chia sẻ công việc của bạn với những người đồng nghiệp trước khi rời đi để họ không bị bở ngỡ. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng bạn không nên buôn chuyện với đồng nghiệp về lý do tại sao bạn nghỉ việc – ngay cả khi nếu lý do là sếp tối hoặc công ty quá tệ. Bạn cũng không nên nói với họ rằng bạn sẽ nghỉ việc trước khi trực tiếp nói với sếp.  

Có thể bạn quan tâm:

  • 5 nguyên tắc “Vàng” để CV xin việc của bạn TỎA SÁNG trong mắt Nhà tuyển dụng
  • [Chấm điểm] Môi trường làm việc tốt hay không? Dựa trên 10 tiêu chí sau đây
  • Bạn có muốn biết công ty mình sắp “đầu quân” được nhân viên đánh giá như thế nào?

3. Gặp gỡ trực tiếp với sếp của bạn

Bạn nên nói với sếp về việc mình sẽ nghỉ việc trong một nói chuyện trực tiếp, trừ khi điều này không thể. Cảm ơn sếp vì những cơ hội mà họ đã dành cho bạn, chia sẻ về sự hào hứng của bạn về sự bắt đầu mới sắp tới. Đừng quá lo lắng cho rằng đây là cuộc nói chuyện khó khăn. Hãy nghĩ đây là sự chia sẻ cần thiết mà bạn cần làm trước khi nghỉ việc.

Bạn nên kết thúc cuộc nói chuyện bằng cách thảo luận về cách bạn sẽ bàn giao công việc của mình như thế nào: Bạn sẽ bàn giao công việc cho ai? Bạn có thể hỗ trợ người mới tiếp quản công việc của mình không? … Thậm chí bạn có thể cung cấp cho sếp hoặc đồng nghiệp biết cụ thể những gì bạn làm mỗi ngày, những tài liệu bạn sử dụng, những dự án hiện tại đang dang dở… Điều này sẽ giúp những người khác nắm rõ công việc của bạn trước khi bạn rời đi và bạn có thể hỗ trợ họ nếu cần thiết.

Những hành động này sẽ thể hiện sự trách nhiệm của bạn đối với công việc, cái “tâm” với công ty.

4. Hãy chuẩn bị cho mọi phản ứng từ sếp

Mọi tình huống đều có thể xảy ra. Sếp có thể phản đối để “níu kéo” bạn ở lại hoặc ngược lại là muốn bạn nghỉ việc ngay lập tức. Bạn nên lường trước những điều này. Hãy xem xét trước xem liệu bạn có nên ở lại công ty vì tiền lương hay muốn mình trau dồi thêm kinh nghiệm nếu sếp phản đối bạn nghỉ việc. Nhưng Rueff cũng khuyên bạn nếu đã đồng ý lời đề nghị công việc mới hoặc một cơ hội ở một nơi khác từ bạn nên kiên quyết ngay từ khi nói chuyện trực tiếp với sếp.

Công ty của bạn cũng có thể yêu cầu bạn nghỉ việc ngay ngày hôm đó dù là nếu bạn đã thông báo trước 2 tuần. Chuẩn bị cho tình huống này bằng cách sao lưu những tài liệu, vật dụng cá nhân thuộc về bạn sẽ sẵn sàng rời đi.

5. Rời đi một cách lịch thiệp

Trước khi bạn chính thức gửi đơn với sếp, hãy cố gắng làm việc chăm chỉ, thân thiện với những người đồng nghiệp hoặc tỏ lòng biết ơn sếp về thời gian bạn gắn bó với công ty.

Bạn cũng nên tạo một tài liệu chuyển tiếp với bất kỳ thông tin quan trọng nào về các dự án của bạn, bất kỳ khách hàng hoặc liên hệ nào mà bạn làm việc trực tiếp và thông tin liên hệ cho nhóm hoặc người sẽ nhận một số nhiệm vụ của bạn sau khi bạn rời đi. Bạn cũng nên gửi email thông báo một vài ngày trước ngày để khách hàng và đồng đội biết ai sẽ liên lạc khi bạn nghỉ việc.

“Nghỉ việc có thể là điều cần thiết nếu bạn thấy mình muốn có 1 cơ hội mới ở 1 vùng đất mới. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng bạn sẽ quay về chốn cũ sau 1 thời gian rời đi. Vì vậy, hãy thể hiện sự tử tế và chuyên nghiệp của mình trước khi nghỉ việc.“N

Previous Post

Cách tạo nét riêng cho CV của bạn qua Canva

Next Post

[Góc băn khoăn] Chờ sếp tăng lương hay nên chủ động đề nghị?

Oanh Vo

Oanh Vo

Related Posts

Nghỉ việc
Kỹ năng làm việc

Bạn tưởng bạn quan trọng: thực tế khi nghỉ việc chẳng ai nhớ đến bạn đâu

October 11, 2022
phàn nàn công ty
Kỹ năng làm việc

Phàn nàn về công ty hay sếp: bạn phải cẩn thận

October 6, 2022
4 kỹ năng bất bại để xây dựng sự nghiệp vững chắc – Lời khuyên từ chuyên gia về tư vấn nghề nghiệp
Kỹ năng làm việc

4 kỹ năng bất bại để xây dựng sự nghiệp vững chắc – Lời khuyên từ chuyên gia về tư vấn nghề nghiệp

July 9, 2020
Những ứng dụng làm việc, học tập miễn phí
Kỹ năng làm việc

Nâng cao trình độ trong những ngày “work from home” bằng ứng dụng làm việc, học tập miễn phí

July 9, 2020
10 kỹ năng cần thiết giúp bạn thành công ở bất kỳ ngành nghề nào
Kỹ năng làm việc

[INFOGRAPHIC] 10 kỹ năng cần thiết giúp bạn thành công ở bất kỳ ngành nghề nào

July 9, 2020
Ở nơi làm việc, đừng trở thành 4 kiểu nhân viên "hại thân", vừa không có tiền đồ vừa không được trọng dụng
Kỹ năng làm việc

Ở nơi làm việc, đừng trở thành 4 kiểu nhân viên “hại thân”, vừa không có tiền đồ vừa không được trọng dụng

November 18, 2019
6 bí quyết thần thánh giúp bạn nâng cao hiệu suất làm việc 1000%
Kỹ năng làm việc

6 bí quyết thần thánh bạn không nên bỏ qua nếu muốn nâng cao hiệu suất làm việc 1000%

October 3, 2019
Top 9 kênh học tiếng Anh miễn phí hiệu quả nhất dành cho bạn
Kỹ năng làm việc

Top 9 kênh học tiếng Anh miễn phí hiệu quả nhất dành cho bạn

September 27, 2019
Next Post
[Góc băn khoăn] Chờ sếp tăng lương hay nên chủ động đề nghị?

[Góc băn khoăn] Chờ sếp tăng lương hay nên chủ động đề nghị?

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

CATEGORIES

  • 1001 câu chuyện việc làm
  • Biểu mẫu nhân sự
  • Đối tác
  • Kỹ năng làm việc
  • Luật lao động
  • Mẫu CV xin việc
  • Người lao động cần biết
  • Nhà tuyển dụng
  • Sức khỏe an toàn môi trường lao động
  • Thị trường lao động
  • Thư giãn công sở
  • Tin 1001vieclam
  • Tư vấn tìm việc
  • Uncategorized

BÀI VIẾT NỔI BẬT

  • Bạn tưởng bạn quan trọng: thực tế khi nghỉ việc chẳng ai nhớ đến bạn đâu
  • Phàn nàn về công ty hay sếp: bạn phải cẩn thận
  • Công ty không trả giấy tờ khi người lao động nghỉ việc có thể bị phạt lên tới 20 triệu đồng
  • Nghỉ hưu năm 2022, đóng đủ 20 năm BHXH nhận lương hưu bao nhiêu?
  • Chương trình tuyển dụng 0 đồng cùng 1001vieclam, ưu đãi không thể bỏ lỡ
  • Người lao động bị lây nhiễm Covid-19 khi làm việc có được coi là tai nạn lao động?
  • Bãi bỏ lương cơ sở: Sửa 13 quy định về tiền lương đóng BHXH, chế độ BHXH

VỀ 1001VIECLAM.COM

  • Trang Chủ
  • Về 1001vieclam
  • Tìm việc làm
  • Nhà Tuyển Dụng
  • Đăng hồ sơ
  • Bảng Giá
  • Liên Hệ
  • About Our Blog

© 2021 1001vieclam.com

No Result
View All Result
  • About Our Blog

© 2021 1001vieclam.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In