Nếu bạn đang tìm kiếm công việc trong bất kỳ ngành nghề nào, thư xin việc xem là lý do khiến bạn có nhận được cuộc hẹn phỏng vấn hay không. Các nhà nhân sự thường chỉ lướt qua CV của bạn cũng như các ứng viên khác, giữa hàng chục, thậm chí hàng trăm hồ sơ được gửi đến mỗi ngày. Vì vậy, bạn cần tối ưu hóa mọi từ ngữ thật “đắt giá” chỉ một trong đoạn văn ngắn.
Nội dung
- Lợi thế sẽ thuộc về bạn nếu biết cách tối ưu thư xin việc
- Nghiên cứu công ty và vị trí ứng tuyển
- Hãy tự đặt câu hỏi cho chính mình
- Biết được những gì bạn phải đối mặt
- Tập trung vào một yếu tố quan trọng
- Tham khảo nhưng không dựa vào đơn xin việc mẫu
- Giới thiệu bản thân ngắn gọn nhưng ấn tượng
- Bỏ qua các cụm từ chung chung
- Loại bỏ tất cả các lỗi, nhầm lẫn và lộn xộn
Lợi thế sẽ thuộc về bạn nếu biết cách tối ưu thư xin việc
-
Nghiên cứu công ty và vị trí ứng tuyển
Cho dù bạn đang tìm kiếm một công việc nào thì nếu một lá đơn xin việc chung chung cũng khiến nó trở nên “nhàm chán” trước mắt người tuyển dụng. Hãy thu thập càng nhiều thông tin và càng cụ thể càng tốt.
Nghiên cứu kỹ website công ty, tìm kiếm bất kỳ thứ gì đặc biệt ở công việc ứng tuyển để có thể “đánh” trúng mục tiêu.
-
Hãy tự đặt câu hỏi cho chính mình
Là người chịu trách nhiệm kiểm duyệt hồ sơ xin việc của bạn, người tuyển dụng cần bạn trả lời được những câu hỏi trong chính lá thư xin việc ngắn gọn:
- Bạn có những kỹ năng, kinh nghiệm gì?
- Tại sao bạn muốn làm công việc này?
- Tại sao bạn thích hợp với công việc này?
- Bạn sẽ làm được gì cho công ty?…
Với không gian và số lượng từ giới hạn ở thu xin việc, hãy đảm bảo rằng bạn trả lời được những câu hỏi trên một cách ngắn gạn và đủ ý.
-
Biết được những gì bạn phải đối mặt
Một số cuộc khảo sát đã đưa ra con số rằng, một lá thư xin việc chỉ được xem trong khoảng 15s. Do đó, bạn cần tạo ấn tượng ngay lập tức, cả về hình thức và nội dung. Một lá thư xin việc thông thường chỉ dài trong khoảng 1 trang A4.
-
Tập trung vào một yếu tố quan trọng
Thật là hấp dẫn khi cố gắng đưa vào thư xin việc những thông tin ấn tượng về thành tích và những “tài sản” bạn có, mà chúng hữu ích với công việc hiện tại.
Ví dụ: Đề cập đến một vài lý do tại sao bạn thích hợp với công việc này? Nó có thể là thành tích học tập về một vài môn học liên quan (nếu bạn chưa có kinh nghiệm); Một kỳ thực tập thành công với một vài thành tích đang ghi nhận; hoặc những kinh nghiệm, kỹ năng mà bạn đã trau dồi được…
Có thể bạn quan tâm:
- Làm thế nào để viết hồ sơ xin việc thuyết phục MỌI NHÀ TUYỂN DỤNG
- 8 điều nhà tuyển dụng không muốn thấy ở CV xin việc của bạn
- 5 font chữ nên sử dụng khi viết CV xin việc tốt hơn cả Times New Roman
-
Tham khảo nhưng không dựa vào đơn xin việc mẫu
Một vài tìm kiếm với từ khóa “đơn xin việc chuẩn”, “đơn xin việc mới nhất”, “đơn xin việc mẫu”…. Sẽ có hàng trăm kết quả trả về cho bạn tham khảo. Nhưng đừng “dại dột” mà sử dụng nguyên bản lá đơn mẫu, nếu bạn không muốn nhà tuyển dụng nghĩa rằng bạn khá máy móc và không có sự đầu tư khi xin việc.
-
Giới thiệu bản thân ngắn gọn nhưng ấn tượng
Điều quan trọng là bạn để người đọc biết bạn là ai, bạn đang tìm kiếm vị trí nào và tại sao bạn viết lá đơn này chỉ trong vài dòng đầu tiên. Với số lượng từ ít ỏi, bạn không được lãng phí với những dòng lang man. Bạn nên nhắm tới tối đa 2 đến 3 câu để giới thiệu với tổng cộng khoảng 40 từ.
-
Bỏ qua các cụm từ chung chung
Sử dụng các từ ngữ tập trung vào kết quả và đặc biệt là những con số. Làm rõ rằng bạn đã hoàn thành công việc trong quá khứ và sẽ tiếp tục làm như vậy ở vị trí mới này.
Ví dụ, hãy xem xét tác động khác nhau của 2 thông tin sau đây: “Tôi là nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm ở vị trí marketing của rất nhiều công ty”, so với “Tôi quản lý một nhóm 20 nhân viên và chỉ sau 3 tháng, chúng tôi đã nâng lợi nhuận lên thêm 20%”.
-
Loại bỏ tất cả các lỗi, nhầm lẫn và lộn xộn
Bất kể bạn đã tự mình viết bao nhiêu lần thì bạn cũng nên xem lại ít nhất 2 lần trước khi gửi đi. Hoặc cẩn thận hơn, hãy tìm một ai đó đáng tin cậy và nhờ đọc lại chúng.