Mặc dù trước mỗi lần phỏng vấn ứng tuyển nhân viên marketing tôi đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng vẫn gặp rất nhiều sai sót. Dù sau những cuộc phỏng vấn, bản thân tự cảm thấy rất tự tin nhưng rốt cuộc, những cuộc liên lạc lai từ nhà tuyển dụng vẫn không đến. Từ đó, tôi đã tự ngẫm lại và đánh giá những gì mình làm tốt, chưa tốt để rút kinh nghiệm từ những lần ứng tuyển nhân viên marketing thất bại. Sau đây là những sai lầm mà tôi đã đúc rút được sau các cuộc phỏng vấn tuyển nhân viên marketing.
- 5 lời khuyên khi viết CV ứng tuyển nhân viên marketing
- 4 bí quyết viết đơn xin việc trúng tuyển nhân viên marketing
Nội dung
Kinh nghiệm từ những lần ứng tuyển nhân viên marketing thất bại
-
“Lâm sài” từ khâu chuẩn bị
Hãy chuẩn bị trước các ý chính để linh hoạt “đối phó” với câu hỏi tuyển dụng
Thời gian đầu, tôi đều dành thời gian tham khảo danh sách những câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn và học thuộc lòng những câu trả lời gợi ý. Nhưng kết quả thực tế đem lại lại không như tôi nghĩ. Bởi cùng một vấn đề nhưng nhà tuyển dụng sẽ có nhiều cách hỏi khác nhau. Nếu bạn học thuộc lòng câu trả lời một cách máy móc, bạn có thể khó khăn trong việc dẫn dắt câu trả lời sao cho không lạc đề hay lủng củng.
Ví dụ, để kiểm tra năng lực của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể hỏi theo nhiều cách như:
- Điểm mạnh của em là gì?
- Em nghĩ công việc này đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng gì?
- Tại sao em nghĩ mình phù hợp với công việc này?
Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi đa dạng, không theo 1 mô típ
Vì vậy, nếu tôi chỉ chuẩn bị câu trả lời theo những kịch bản cho sẵn nên khi “đối mặt’ với câu hỏi từ nhà tuyển dụng, tôi đã tỏ ra lúng túng trong việc sắp xếp suy nghĩ và “để quên” một số yếu tố cần thiết. Tôi quên mất một điều rằng, mình đang dự tuyển nhân viên marketing, tôi cần tìm hiểu những câu hỏi liên quan trực tiếp đến ngành nghề của mình.
Vậy, giải pháp cần thiết là gì? Đừng máy móc những câu hỏi cụ thể. Thay vào đó hãy linh hoạt hơn, hãy chuẩn bị theo các yếu tố cần thiết, phù hợp với công việc, những điểm mạnh của bạn để nhấn mạnh với nhà tuyển dụng. Khi đó, dù nhà tuyển dụng có đưa câu hỏi theo kiểu nào, bạn cũng dễ dàng lấy những ý đó để trả lời sao cho phù hợp.
-
Bạn sẽ gắn bó với công ty chúng tôi bao lâu?
Hãy tìm hiểu kỹ công việc ứng tuyển để đưa ra câu trả lời phù hợp
Mọi nhà tuyển dụng đều muốn biết câu trả lời của câu hỏi này. Tuy nhiên, họ sẽ không đề cập thẳng vấn đề mà họ thường khéo léo hỏi những câu đại loại như: “Dự định trong 3 năm, 5 năm, 10 năm tới của em là gì?”
Trong trường hợp này, nếu bạn bày tỏ là bạn đang có ý định kinh doanh riêng trong một vài năm tới thì coi như bạn đã tự hủy đi cơ hội trúng tuyển nhân viên marketing đang mong đợi, là nguyên nhân khiến việc ứng tuyển nhân viên marketing thất bại. Vì vậy, hãy xem xét lại tính chất của công việc ứng tuyển để có thể đưa ra câu trả lời phù hợp.
-
Chưa khảo mà đã xưng
“Xưng” ra điểm yếu – Đó là điều bạn nên tránh khi phỏng vấn
Trước đây, khi tôi dự tuyển nhân viên marketing cho một trung tâm tư vấn du học, tôi thấy khá tự tin khi trả lời các câu hỏi một cách lưu loát và lòng tràn đầy hi vọng cuộc gọi trúng tuyển từ nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, tôi bị loại.
Sau một hồi ngẫm nghĩ, cuối cùng tôi cũng đã ‘ngộ’ ra lý do tôi bị từ chối, khiến việc ứng tuyển nhân viên marketing thất bại. Bởi trong quá trình trả lời, tôi tự đánh giá minh là người có kinh nghiệm trong mảng marketing offline và không có nhiều kinh nghiệm trong mảng marketing online. Tuy nhiên, câu trả lời đó của tôi mắc phải 2 sai lầm “nghiêm trọng”, đó là:
- Tôi không xác định được rằng trung tâm tư vấn du học thì kênh marketing online là chủ yếu.
- Tôi đã tự “xưng” ra điểm yếu của bản thân. Đó được xem là điều “tối kỵ” sẽ gây bất lợi cho ứng viên khi phỏng vấn.
Thay vào đó, hãy thể hiện rằng bạn sẽ tiếp thu nhanh lĩnh vực mới
Nếu thật sự bạn không có nhiều kinh nghiệm ở lĩnh vực mà công việc ứng tuyển yêu cầu, hãy bày tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn có thể nhanh chóng học hỏi, tiếp thu lĩnh vực mới khá tốt, hoặc nêu ra những điểm mạnh của bạn để thuyết phục họ.
Trên đây là những kinh nghiệm từ những lần ứng tuyển nhân viên marketing thất bại mà tôi đã đúc rút được cho mình. Phần lớn các cuộc phỏng vấn ứng tuyển nhân viên marketing đều có những câu hỏi này nên bạn cần có sự chuẩn bị thật tốt cho mình để có thể chinh phục những công việc yêu thích ngay từ lần đầu tiên.
Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp của mình!