Ngoài thu nhập là yếu tố quan trọng thì môi trường làm việc cũng có ảnh hưởng không nhỏ trong sự quyết định của người tìm việc, người đi làm. Hiện nay, quan tâm đến môi trường làm việc càng nhiều hơn, đặc biệt với những người đã có kinh nghiệm, đang “nhảy việc”. Những tiêu chí đánh giá như: Văn hóa công ty, không gian làm việc, lãnh đạo, cơ hội phát triển nghề nghiệp, chế độ đãi ngộ…
Nội dung
Thế nào là một môi trường làm việc tốt?
Một môi trường làm việc tích cực làm cho nhân viên cảm thấy hứng thú khi đến nơi làm việc và họ sẽ duy trì động lực này suốt cả ngày hôm đó. Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc, việc đánh giá môi trường làm việc là điều quan trọng mà bạn nên để ý. Bởi chung quy, đó chính là nơi bạn “gắn bó” ít nhất 8 giờ mỗi ngày.
Thông thường, mọi người thường cho rằng một nơi làm việc tốt sẽ thỏa mãn những tiêu chí:
1. Môi trường làm việc cởi mở và thoải mái
Về bản chất, một nơi làm việc dựa trên sự minh bạch và cởi mở trong giao tiếp khiến nhân viên cảm thấy rằng những gì họ nói có giá trị, họ cảm thấy mình là một phần của doanh nghiệp, những gì họ đóng góp sẽ có sự ảnh hưởng đến nơi họ đang làm việc.
Đây là điều rất cần thiết cho nhân viên để thảo luận về văn hóa công ty, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi. Có các cuộc thảo luận mở được khuyến khích mọi người tham gia và giúp họ chia sẻ quan điểm và cách nhìn nhận của mình về việc làm thế nào để đạt được mục tiêu của công ty. Sau đó, phía người lãnh đạo sẽ xem xét và cùng nhân viên của mình tìm được hướng đi tốt nhất.
Cách giao tiếp hai chiều “cho và nhận” cởi mở như vậy phá vỡ sư dè dặt, khoảng cách tồn tại giữa sếp và nhân viên lâu nay, khuyến khích sự tương tác giữa các thành viên trong công ty. Nhân viên sẽ không ngại đề nghị những ý tưởng sáng tạo tốt cho công việc và sự phát triển của công ty.
Có thể bạn quan tâm:
- Phương pháp làm việc thông minh – Chia sẻ dành cho sinh viên mới ra trường
- Văn phòng có phải là nơi làm việc hiệu quả?
- Cách sử dụng internet tốt nhất để tìm kiếm việc làm cho bạn
2. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Khi có cảm giác của sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhân viên ẽ cảm thấy hài lòng và tích cực hơn với công việc. Với những người được các mục tiêu trong cuộc sống, như tình cảm gia đình, bạn bè, sự nghiệp,… họ có thể cảm thấy tự tin hơn về bản thân và thể hiện tích cực hơn ở nơi làm việc.
Một số nhân viên thuộc típ người “nghiện” công việc và không quan tâm đến những giá trị khác trong cuộc sống. Các nhà lãnh đạo cần có trách nhiệm để cho thấy rằng điều này là không đúng, tạo cho họ cơ hội cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
3. Cơ hội phát triển sự nghiệp
Một công ty tốt cần có chương trình đào tạo và lộ trình phát triển tập rõ ràng cho việc đào tạo nhân viên của họ để duy trì và nâng cao năng suất của tổ chức. Cơ bản, có hai loại kỹ năng có thể được phát triển: kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
Một môi trường làm việc tích cực sẽ có các khóa đào tạo thường xuyên sẽ giúp nhân viên có điều kiện nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng bản thân. Họ sẽ thấy đây là nơi đem đến những thứ mới mẻ, bổ ích với sự nghiệp của họ.
4. Ghi nhận sự đóng góp
Ghi nhận và khen thưởng là cần thiết để khuyến khích với những đóng góp dành cho nhân viên. Điều này được gọi là tăng cường tích cực trong lĩnh vực tâm lý học. Bằng hình thức khen thưởng những cá nhân đã nỗ lực cho công việc của họ, điều này sẽ thúc đẩy họ làm việc tích cực hơn.
Có thể phần thưởng ở đây không phải lúc nào cũng chỉ là tiền; đôi khi thậm chí một sự công nhận bằng lời nói đơn giản bởi người lãnh đạo là tất cả những gì là cần thiết để thúc đẩy động lực của nhân viên.
5. Tinh thần tập thể
Sức mạnh tập thể là điều mà rất nhiều công ty quan tâm. Đội nhóm chính là nơi mà một cảm giác của sự hiệp nhất được gợi lên trong đội và nhân viên sẽ không còn cảm thấy rằng họ đang làm việc cho chính mình. Họ đang làm việc hướng tới một cái gì đó lớn hơn bản thân mình, cùng với những người khác cùng nỗ lực để đóng góp cho công ty.