Theo thống kê từ 1001vieclam, trung bình mỗi một vị trí đăng tuyển, các nhà quản lý nhân sự nhận được khoảng 30-45 CV xin việc. Do đó họ không có thời gian hoặc nhân lực để đọc kỹ những thông tin quá đi sâu vào cá nhân ứng viên như tình trạng hôn nhân, sở thích của bạn hay những kinh nghiệm làm việc không liên quan tới vị trí đang tuyển dụng.
Nếu bạn muốn vượt qua vòng sơ loại ban đầu này, bạn cần có một bản CV đẹp. Muốn vậy, hãy nhớ một vài điều không nên xuất hiện trong CV của bạn dưới đây nhé:
Nội dung
1. Địa chỉ facebook, fanpage hoặc những trang mạng xã hội không liên quan
Những thông tin không liên quan tới nghề nghiệp ngoài trang thông tin trên LikedIn thì không nên ghi trong CV. Bạn có thể ghi vào một links hồ sơ LikedIn cá nhân của mình, chỉ cần chắc chắn rằng hình ảnh và thông tin trên LinkedIn trông chuyên nghiệp và rõ ràng.
2. Tình trạng hôn nhân
Bạn có thể chọn không đưa thông tin tình trạng hôn nhân vào hồ sơ xin việc. Tuy nhiên có một vài trường hợp, ví trí đăng tuyển việc đưa tình trạng hôn nhân rõ ràng giúp bạn “ghi điểm” với nhà tuyển dụng thì có thể đưa vào. Nhà tuyển dụng có thể xem xét tình trạng hôn nhân của bạn và hình dung nếu bạn là một người đã lập gia đình thì liệu có đủ thời gian cho công việc, và có muốn tìm kiếm sự ổn định trong công việc hay không ? Tốt nhất để tránh những câu hỏi “phát sinh” , bạn không nên ghi rõ tình trạng hôn nhân vào CV xin việc.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:
- Thế nào là một môi trường làm việc tốt?
- 12 lời khuyên phỏng vấn xin việc cuối cùng giúp bạn thành công
- 7 tuyệt chiêu lấy lại cảm hứng làm việc
3. Những kinh nghiệm công việc không liên quan tới vị trí đang tuyển dụng
Bạn có thể là một nhân viên PG sau thời gian dài làm thêm khi bạn còn là sinh viên. Thế nhưng trừ khi công việc bạn đang tuyển dụng có liên quan tới quảng cáo, tiếp thị hay PG thì bạn không nên ghi điều đó trong phần kinh nghiệm làm việc.
4. Sở thích cá nhân
Trừ khi bạn có một số sở thích cá nhân giúp ích cho vị trí đang tuyển dụng thì có thể đưa vào hồ sơ xin việc, nhưng đừng đưa quá nhiều. Thực tế chẳng ai quan tâm tới thông tin này đâu. Hãy dành chỗ trống và thời gian để trau chuốt cho “khu vực kỹ năng làm việc” của bạn.
5. Đưa các lý do tại sao bạn rời các công ty cũ
Thật ra bạn không nên ghi quá rõ danh sách các công ty bạn đã nghỉ việc, và lý do nghỉ việc ở mỗi công ty đó là gì, dù là lý do khách quan hay chủ quan, hãy để nhà tuyển dụng trực tiếp hỏi bạn về những thông tin này.
Một số thông tin khác
Ngoài những lưu ý trên, bạn cũng không cần bao gồm những thông tin về lương bổng, tôn giáo, giới tính hoặc số chứng minh nhân dân , chúng chỉ là những thông tin bổ sung không liên quan tới công việc mà bạn đang tìm kiếm.
Hãy nhớ rằng mục đích chính của hồ sơ xin việc là đưa bạn đến một cuộc phỏng vấn và bạn cần tập trung hơn vào chuyên môn kỹ năng làm việc của mình. 1001vieclam chúc bạn thành công!