Các kiểu thôi việc điển hình
Ngày đăng: 03/10/2016
Khi nghĩ tới chuyện thôi việc, bạn nghĩ đơn giản đó chỉ là đặt lá đơn lên bàn sếp. Trên thực tế, thôi việc cũng có rất nhiều kiểu khác nhau.
Dưới đây là 12 kiểu thôi việc điển hình nhất. Thử xem bạn đã thôi việc trong tình huống nào:
1. Thôi việc trong cơn nóng giận
Cơn giận dữ của bạn đã đạt tới mức độ bùng nổ. Tài liệu bị dằn mạnh xuống bàn. Những ngôn từ nặng nề được thốt ra. “Tôi nghỉ việc” là câu tuyên bố cuối cùng khi bạn thu dọn đồ đạc. Bạn chưa hề bạn có một kế hoạch phòng bị nào, và bạn cũng vừa phá tan bất kỳ suy nghĩ tích cực nào mà cấp trên có về bạn.
2. Thôi việc vì gặp “sự cố” trong một bữa tiệc của cơ quan
Bạn vừa làm một điều gì đó “đáng xấu hổ” trong bữa tiệc của công ty và chỉ muốn “độn thổ” cho xong. Bạn quyết định thôi việc ngay sau đó vì không muốn đối mặt với sự chế giễu của đồng nghiệp. Sự ra đi của bạn giống như một cuộc chạy trốn vào nhà về sinh và lấy tay ôm đầu mình sau đó.
3. Thôi việc vì sức ép công việc quá lớn
Khối lượng công việc quá lớn. Bạn luôn có cảm giác mình mắc lỗi khi giải quyết công việc. Những kỳ vọng của sếp dường như quá cao. Bạn thôi việc vì cảm thấy không chịu nổi sức ép.
4. Bỏ việc vì “ngây thơ”
Đó là công việc đầu tiên bạn có được sau khi ra trường. Nhưng bạn lại thích quay trở lại với thói quen cũ, những giờ lên lớp, vui chơi, bạn bè… và quyết định sẽ không tiếp tục dành thời gian 8 tiếng mỗi ngày “ôm chân bàn”. Bạn nghỉ việc sau 2 tháng, nhưng không hề nhận ra rằng cuộc sống quen thuộc mà bạn hằng yêu thích ở trường đại học giờ chỉ còn là dĩ vãng.
5. Nghỉ việc để theo đuổi giấc mơ
Bạn thôi việc để theo đuổi một giấc mơ mà cho đến hiện tại vẫn chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của bạn. Chỉ đến khi số tiền tiết kiệm của bạn cạn kiệt, bạn mới nhận ra rằng, giấc mơ của bạn là khó đạt được hơn bạn tưởng, và bạn cũng không biết làm cách nào để biến nó thành hiện thực. Bạn ngậm ngùi quay lại với thế giới thực và đi tìm một công việc mới để kiếm tiền sinh nhai.
6. Nghỉ việc vì bị đuổi
Vị sếp tốt bụng báo trước với bạn rằng bạn sẽ bị sa thải trong 1-2 tháng tới. Sau khi nhận được thông báo đó, bạn gửi hồ sơ xin việc tới nhiều nơi và hy vọng sẽ có ngay việc mới sau khi nghỉ công việc hiện tại.
7. Nghỉ việc vì cuộc sống riêng tư
Nửa kia của bạn sắp sửa theo học chương trình cao học ở một thành phố khác và bạn quyết định chuyển theo sống cùng anh/cô ấy. Hoặc xảy ra chuyện trong gia đình buộc bạn phải dành toàn bộ thời gian để quan tâm giải quyết. Bạn phải nghỉ công việc hiện tại và có thể tìm một công việc mới hoặc không. Tuy nhiên, trước mắt, bạn cứ xin nghỉ cái đã.
8. Nghỉ việc vì lý do đạo đức
Một tình huống xảy ra trong công việc không phù hợp với quan điểm của bạn về đạo đức, và bạn quyết định nghỉ. Quyết định này là vì lương tâm của bạn, và cũng để phát đi một thông điệp rằng, tình hình ở công ty là không ổn.
9. Nghỉ việc vì nghề “tay trái”
Bạn đã theo đuổi một dự án hoặc một công việc “tay trái” song song với công việc chính. Giờ thì công việc phụ đó đã rất ổn, thậm chí còn tốt hơn cả việc chính. Đó là lý do bạn bỏ việc ở công ty để tập trung vào công việc riêng này.
10. Bỏ việc để tìm môi trường làm việc tốt hơn
Sếp của bạn, mức lương của bạn hay văn hóa của công ty của bạn đang trở nên lỗi thời. Mặc dù nghề của bạn phổ biến và nhiều người cho rằng làm ở đâu cũng thế, bạn vẫn quyết định nắm lấy cơ hội đi tìm một công ty mới để có được một môi trường làm việc tốt hơn.
11. Bỏ việc vì không yêu thích công việc
Bạn chợt nhận ra bạn không quan tâm lắm tới công việc mà bạn đang làm hay có hứng thú với bất kỳ khía cạnh nào của công việc đó. Có lẽ, bạn thích làm một nghề khác hơn. Và bạn rời khỏi công việc này để đi tìm một hướng đi khác.
12. Nghỉ việc khi mọi chuyện đều tốt đẹp
Công việc hiện tại của bạn đang rất ổn. Bạn vui vẻ và làm việc năng suất, nhưng những mục tiêu mà bạn đề ra cho bản thân là lớn hơn. Bạn đang có một công việc mới vẫy gọi và rời khỏi công ty hiện tại khi tất cả đều tốt đẹp.
Phương Anh
Theo Brazen Careerist
Dưới đây là 12 kiểu thôi việc điển hình nhất. Thử xem bạn đã thôi việc trong tình huống nào:
1. Thôi việc trong cơn nóng giận
Cơn giận dữ của bạn đã đạt tới mức độ bùng nổ. Tài liệu bị dằn mạnh xuống bàn. Những ngôn từ nặng nề được thốt ra. “Tôi nghỉ việc” là câu tuyên bố cuối cùng khi bạn thu dọn đồ đạc. Bạn chưa hề bạn có một kế hoạch phòng bị nào, và bạn cũng vừa phá tan bất kỳ suy nghĩ tích cực nào mà cấp trên có về bạn.
2. Thôi việc vì gặp “sự cố” trong một bữa tiệc của cơ quan
Bạn vừa làm một điều gì đó “đáng xấu hổ” trong bữa tiệc của công ty và chỉ muốn “độn thổ” cho xong. Bạn quyết định thôi việc ngay sau đó vì không muốn đối mặt với sự chế giễu của đồng nghiệp. Sự ra đi của bạn giống như một cuộc chạy trốn vào nhà về sinh và lấy tay ôm đầu mình sau đó.
3. Thôi việc vì sức ép công việc quá lớn
Khối lượng công việc quá lớn. Bạn luôn có cảm giác mình mắc lỗi khi giải quyết công việc. Những kỳ vọng của sếp dường như quá cao. Bạn thôi việc vì cảm thấy không chịu nổi sức ép.
4. Bỏ việc vì “ngây thơ”
Đó là công việc đầu tiên bạn có được sau khi ra trường. Nhưng bạn lại thích quay trở lại với thói quen cũ, những giờ lên lớp, vui chơi, bạn bè… và quyết định sẽ không tiếp tục dành thời gian 8 tiếng mỗi ngày “ôm chân bàn”. Bạn nghỉ việc sau 2 tháng, nhưng không hề nhận ra rằng cuộc sống quen thuộc mà bạn hằng yêu thích ở trường đại học giờ chỉ còn là dĩ vãng.
5. Nghỉ việc để theo đuổi giấc mơ
Bạn thôi việc để theo đuổi một giấc mơ mà cho đến hiện tại vẫn chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của bạn. Chỉ đến khi số tiền tiết kiệm của bạn cạn kiệt, bạn mới nhận ra rằng, giấc mơ của bạn là khó đạt được hơn bạn tưởng, và bạn cũng không biết làm cách nào để biến nó thành hiện thực. Bạn ngậm ngùi quay lại với thế giới thực và đi tìm một công việc mới để kiếm tiền sinh nhai.
6. Nghỉ việc vì bị đuổi
Vị sếp tốt bụng báo trước với bạn rằng bạn sẽ bị sa thải trong 1-2 tháng tới. Sau khi nhận được thông báo đó, bạn gửi hồ sơ xin việc tới nhiều nơi và hy vọng sẽ có ngay việc mới sau khi nghỉ công việc hiện tại.
7. Nghỉ việc vì cuộc sống riêng tư
Nửa kia của bạn sắp sửa theo học chương trình cao học ở một thành phố khác và bạn quyết định chuyển theo sống cùng anh/cô ấy. Hoặc xảy ra chuyện trong gia đình buộc bạn phải dành toàn bộ thời gian để quan tâm giải quyết. Bạn phải nghỉ công việc hiện tại và có thể tìm một công việc mới hoặc không. Tuy nhiên, trước mắt, bạn cứ xin nghỉ cái đã.
8. Nghỉ việc vì lý do đạo đức
Một tình huống xảy ra trong công việc không phù hợp với quan điểm của bạn về đạo đức, và bạn quyết định nghỉ. Quyết định này là vì lương tâm của bạn, và cũng để phát đi một thông điệp rằng, tình hình ở công ty là không ổn.
9. Nghỉ việc vì nghề “tay trái”
Bạn đã theo đuổi một dự án hoặc một công việc “tay trái” song song với công việc chính. Giờ thì công việc phụ đó đã rất ổn, thậm chí còn tốt hơn cả việc chính. Đó là lý do bạn bỏ việc ở công ty để tập trung vào công việc riêng này.
10. Bỏ việc để tìm môi trường làm việc tốt hơn
Sếp của bạn, mức lương của bạn hay văn hóa của công ty của bạn đang trở nên lỗi thời. Mặc dù nghề của bạn phổ biến và nhiều người cho rằng làm ở đâu cũng thế, bạn vẫn quyết định nắm lấy cơ hội đi tìm một công ty mới để có được một môi trường làm việc tốt hơn.
11. Bỏ việc vì không yêu thích công việc
Bạn chợt nhận ra bạn không quan tâm lắm tới công việc mà bạn đang làm hay có hứng thú với bất kỳ khía cạnh nào của công việc đó. Có lẽ, bạn thích làm một nghề khác hơn. Và bạn rời khỏi công việc này để đi tìm một hướng đi khác.
12. Nghỉ việc khi mọi chuyện đều tốt đẹp
Công việc hiện tại của bạn đang rất ổn. Bạn vui vẻ và làm việc năng suất, nhưng những mục tiêu mà bạn đề ra cho bản thân là lớn hơn. Bạn đang có một công việc mới vẫy gọi và rời khỏi công ty hiện tại khi tất cả đều tốt đẹp.
Phương Anh
Theo Brazen Careerist
Các kiểu thôi việc điển hình
Khi nghĩ tới chuyện thôi việc, bạn nghĩ đơn giản đó chỉ là đặt lá đơn lên bàn sếp. Trên thực tế, thôi việc cũng có rất nhiều kiểu khác nhau.