Hiền quá có phải là tốt?
Ngày đăng: 03/10/2016Tham gia công ty cũng đã lâu, chịu trách nhiệm bao nhiêu việc cho cả phòng nhưng Thanh chưa bao giờ được sếp lớn để ý đến, thậm chí có khi còn không nhớ cô tên gì. Mặc dù mọi việc đều có trưởng phòng báo cáo với sếp nhưng bao nhiêu ý tưởng chương trình đều do Hòa đưa ra đã được triển khai. Tuy vậy, chẳng hiểu giám đốc không biết hay vì Thanh quá lặng lẽ mà chưa bao giờ ông chú ý đến, chỉ trừ những cuộc họp với cả phòng về vấn đề ý tưởng cho các chương trình mới, Thanh mới có dịp diện kiến ông.
Vốn dĩ Thanh hiền lành, ít nói nhưng được cái có nhiều ý tưởng, sáng tạo và vốn kiến thức phong phú về nhiều lĩnh vực mà công ty cần. Khổ nỗi, Thanh quá trầm nên hầu như ngoài trưởng phòng ra chẳng mấy người biết cô đang làm cái gì trong công ty. Trưởng phòng tốt bụng, muốn tạo điều kiện để Thanh thể hiện năng lực, giúp cô có cơ hội thăng tiến và để công ty đánh giá đúng khả năng của cô. Nhưng có vẻ như Thanh không biết tận dụng những điều kiện ấy. Ngày nào cũng ở công ty từ sáng đến tận tối mịt, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, Thanh chăm chỉ như một chú ong cần mẫn.
Tuy vậy khi đến kỳ tăng lương, bao giờ Thanh cũng bị gạt ra khỏi danh sách không lý do dù trưởng phòng lúc nào cũng xếp tên Thanh lên đầu. Có lần trưởng phòng lên tiếng bênh Thanh thì giám đốc gạt đi ngay vì cho rằng không thấy được sự đóng góp của cô. Nhiều người bảo Thanh nên sôi nổi, mạnh dạn hơn, không khoe khoang nhưng cũng nên để mọi người biết mình đang làm việc gì ở công ty. Thế nhưng, Thanh vẫn cặm cụi làm việc, với lối suy nghĩ “rồi mọi người cũng sẽ nhận ra công lao của mình”. Tuy nhiên, chẳng biết đến bao giờ điều đó mới xảy ra.
Cũng hiền và chăm nhưng Lan Anh còn không được như Thanh bởi nếu so với Lan Anh, công việc của Thanh vẫn còn bình yên chán. Phòng có chưa đến 10 người nhưng người nào cũng đanh đá, lắm lời, mỗi Lan Anh là bia đỡ đạn cho các đồng nghiệp mỗi khi bị sếp quở trách vì làm sai hay xử lý công việc không đến nơi đến chốn. Phòng chương trình của Lan Anh lúc nào cũng đòi hỏi phải có sự hợp tác, làm việc cùng nhau chứ không thể mỗi người một việc. Công việc suôn sẻ thì công đầu chẳng bao giờ đến lượt Lan Anh nhưng hễ có gì rắc rối, các thành viên khác lại lôi Lan Anh ra đổ lỗi.
Có lần trong một hợp đồng mua bán lớn của công ty với khách hàng, rõ ràng, Lan Anh chỉ lo khâu chuẩn bị hợp đồng, mọi việc liên hệ, ký kết đều do chị Oanh phụ trách. Cô đã lo hoàn thành sớm mọi giấy tờ trước thời hạn, trưởng phòng đã ký nhưng thật không may, công ty không giành được hợp đồng. Thế là bao nhiêu tội vạ đổ lên đầu cô... Lan Anh định lên tiếng thì đã bị Oanh chặn lại, không cho cô cơ hội thanh nga thanh minh gì. Biết không thể nào đấu lại Lanh Anh đành im lặng. Cũng may là sếp quyết định mức phạt chia đều cho cả team chứ không riêng mình ai, chứ nếu không, Lan Anh cũng đến ốm.
Cũng như Lanh Anh, mới vào công ty vài tháng mà Trang đã phát sợ với mấy đồng nghiệp vì cái thói làm thì ít nhưng chỉ thích tranh công. Là ma mới, lại rất được việc nên ngay vào công ty mới vài tuần, Trang đã bị các chị ra đòn “phủ đầu”: “Ở đây làm việc là phải cống hiến hết mình, không có kiểu chưa làm đã nghĩ đến quyền lợi đâu nhé”. Biết thế, Trang tự dặn mình phải cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao. Nhưng cô không thể ngờ được đồng nghiệp của mình lại có cái thói thích tranh công đến thế.
Trang quần quật làm từ đầu, đến khi sắp hoàn thành việc gì, các bà chị mới tham gia vào cho có lệ. Cái “có lệ” đấy cũng đồng nghĩa với việc công đầu thuộc về các chị. Nhiều lần Trang bỏ qua, vì nghĩ mình là nhân viên mới nhưng rồi cũng không thể để mọi chuyện xảy ra như thế mãi, Trang đành xin nghỉ việc ở công ty trong sự nuối tiếc của các chị bởi khả năng của Trang thì không ai nghi ngờ gì.
Hiền quá có phải là tốt?
5 bài học nghề nghiệp phổ biến nhất
Cuộc sống có đơn giản như bạn tưởng tượng khi mới bước chân vào môi trường công sở? Mọi chuyện không dễ "xuôi chèo mát mái" như bạn nghĩ