Bài viết này trình bày thông tin đầy đủ về mô tả công việc của một nhân viên kinh doanh, bao gồm các nhiệm vụ và trách nhiệm mà họ phải thực hiện trong công việc hàng ngày
Nhân viên kinh doanh là gì và làm gì?
Nhân viên bán hàng hoặc nhân viên kinh doanh là người có trách nhiệm bán sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty cho khách hàng. Dù là loại sản phẩm hay dịch vụ gì, vai trò của nhân viên kinh doanh là tương tác với khách hàng và đảm bảo họ đặt hàng.
Công ty tham gia vào sản xuất và bán các mặt hàng, ví dụ như máy tính, ô tô, xe tải, lốp xe và bất động sản.. yêu cầu vị trí của nhân viên kinh doanh là phải chịu trách nhiệm đảm bảo doanh số bán hàng cho công ty. Tương tự như vậy đối với cung cấp dịch vụ.
Nhân viên kinh doanh làm việc dưới sự giám sát của trưởng phòng kinh doanh và báo cáo với người đó.
Mô tả công việc nhân viên kinh doanh
Dưới đây là một số nhiệm vụ, công việc và trách nhiệm mà một nhân viên kinh doanh sẽ phải thực trong công việc của mình:
- Duy trì và phát triển mối quan hệ với các khách hàng hiện tại của công ty bằng cách liên lạc thường xuyên với họ thông qua các phương tiện khác nhau như gặp mật trực tiếp, điện thoại, email hay bất kỳ phương tiện liên lạc nào khác.
- Chăm sóc các khách hàng tiềm năng để giải quyết bất kỳ vấn đề nào họ có thể gặp phải về sản phẩm của công ty để họ có thể có đơn đặt hàng mới.
- Tổng hợp thông tin khách hàng và thị trường cho việc lập kế hoạch và thực hiện bán hàng.
- Xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng.
- Đảm bảo nắm được các vấn đề như sự thay đổi giá, phân phối sản phẩm và thông số kỹ thuật của sản phẩm.
- Hiểu rõ các chương trình khuyến mãi về sản phẩm hay dịch vụ. Đóng góp ý kiến về việc thiết kế và phát triển sản phẩm của công ty
- Đảm bảo các đơn hàng hiện có được giao đúng theo cam kết với khách hàng.
- Đảm bảo hàng hóa trưng bày tại showroom có chất lượng tốt (nếu bạn bán hàng tại cửa hàng)
- Định kỳ đánh giá thành tích bán hàng nhằm mục đích cải thiện hiệu quả trong tương lai.
- Cải thiện hiểu biết về khách hàng và yêu cầu của họ để có thể tư vấn cho họ trong việc đưa ra quyết định mua hàng tốt hơn.
- Đảm bảo tính toán chi phí chính xác và cung cấp báo giá và điều khoản tín dụng cho khách hàng.
- Giới thiệu sản phẩm của công ty với khách hàng đồng thời nhấn mạnh các tính năng mạnh nhất của sản phẩm.
Kỹ năng và kiến thức cần thiết của nhân viên kinh doanh
Để thực hiện nhiệm vụ của một nhân viên kinh doanh một cách hiệu quả, cá nhân đó cần phải có những năng lực và phẩm chất dưới đây:
- Bằng cấp: thông thường các nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải có bằng cấp. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng vì bằng cấp mà nhà tuyển dụng yêu cầu phụ thuộc vào đặc thù của vị trí ứng tuyển với mỗi nhà tuyển dụng. Một số nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bằng tốt nghiệp trung học hoặc tương đương.
- Kỹ năng giao tiếp: nhân viên bán hàng cần có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng quan hệ thân tình với những người khác để có thể thương lượng với khách hàng tiềm năng và chốt doanh số. Đồng thời, nhân viên kinh doanh cũng cần có quan hệ tốt với nhà thầu, nhà tư vấn và những người quan trọng khác để bán các sản phẩm của công ty.
- Nhân viên kinh doanh cũng phải có kỹ năng xuất sắc trong việc lập kế hoạch và tổ chức các sự kiện.
- Nhân viên kinh doanh cũng phải nắm rõ về các sản phẩm, thiết kế và cách sử dụng của sản phẩm, dịch vụ. Điều này sẽ cho phép họ trả lời câu hỏi của khách hàng tiềm năng một cách thuyết phục và bất cứ lúc nào.
- Trong nhiều trường hợp nhân viên kinh doanh phải có khả năng thực hiện các phép tính về lãi suất, chiết khấu, tỷ lệ phần trăm và tỷ lệ.Những loại số liệu này thường gặp trong quá trình bán các mặt hàng.
Mức lương trung bình của nhân viên kinh doanh
Khó có con số cụ thể về mức lương trung bình của công viên kinh doanh vì còn phụ thuộc vào ngành nghề, loại sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên theo số liệu của trang web đánh giá và khảo sát mức lương HAYMORA.COM, mức lương phổ biến của nhân viên kinh doanh vào khoảng 8-12 triệu đồng